(VEF.VN) - Cầm cự đến hết năm 2011 là mục tiêu của kinh tế Mỹ. Để quá khứ suy thoái kép năm 1936-1937 không lặp lại, FED sẽ phải hỗ trợ nền kinh tế đến mức tối đa. Đó cũng là cơ sở cho hy vọng khi kinh tế đi ngang, chứng khoán thế giới cũng không đến nỗi sụt giảm quá mạnh.

Dường như những nguy cơ của thị trường tài chính thế giới đã bị thổi phồng quá đáng trong thời gian qua. Chỉ mới tháng 4/2011, nhà đầu tư còn khá hồ hởi đối với thị trường chứng khoán (TTCK) và cũng chưa có dấu hiệu dòng tiền bị rút mạnh khỏi thị trường này. Nhưng mọi việc đã thay đổi đến chóng mặt cho đến nay khi người ta liên tục nói về suy thoái kép và cả về khủng hoảng kinh tế lần 2.

Một trong những tín hiệu cảnh báo rõ rệt nhất cho sự xuống dốc của nền kinh tế thế giới là đà tăng vọt của giá vàng, cùng với hình ảnh lao dốc của các TTCK chủ chốt. Đây là một hiện tượng có tính quy luật đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử mà lần này cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng trong mối tương quan về tính quy luật trái chiều giữa vàng và chứng khoán, hãy xem có xuất hiện một yếu tố nổi bật nào trong giai đoạn vừa qua hay không?

Nếu lấy mốc tháng 2/2009 là thời điểm TTCK Mỹ bắt đầu phục hồi, cho đến nay chỉ số Dow Jones vẫn còn vượt trên mức đáy khủng hoảng đến 70%, riêng với Nasdaq thì cao hơn hẳn đáy khủng hoảng. Trong khi đó, vào tháng 2/2009, giá vàng thế giới nằm trong khoảng 850-900 USD/ounce, còn nay đã tăng gấp đôi.

Như vậy cho đến nay đã bộc lộ sự chênh lệch giữa tỷ lệ tăng của giá vàng so với chỉ số chứng khoán - điều đã không diễn ra trong quá trình chỉ số chứng khoán còn giữ được nhịp độ tăng ổn định vào năm 2010. Khách quan mà xét, tốc độ tăng cao hơn của giá vàng so với giá cổ phiếu cũng không phải là điều quá bất thường, vì độ khác biệt giữa hai thị trường này thực ra không quá lớn.

Nếu nền kinh tế thế giới giữ được hơi thở đều đặn với các chỉ số chính như GDP, công nghiệp, xuất khẩu, nhà đất... ổn định, thì giá vàng thế giới đã không có cơ hội tăng phi mã. Nhưng việc nền kinh tế thế giới mới thoát khỏi khủng hoảng được hơn hai năm và vẫn còn quá nhiều bất ổn đã khiến chỉ số niềm tin luôn được duy trì ở trạng thái hết sức thận trọng.

Nhưng từ sự bất ổn trên để đi đến kết luận rằng nền kinh tế thế giới đã lao vào suy thoái kép hay tệ hại hơn nữa là khủng hoảng kép..., thì đó có thể là một sai lầm. Tiềm lực nước Mỹ như thế nào đã được chứng minh trong cú sụt giảm nặng nề của TTCK Mỹ vừa qua: trong khi chỉ có thị trường cổ phiếu chịu thiệt hại lớn, các lĩnh vực kinh tế khác của Mỹ hầu như không bị ảnh hưởng, mà gần như toàn bộ nền kinh tế Mỹ vẫn vận hành đều đặn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn không thay đổi.

TTCK quả là nạn nhân chịu thiệt hại nhiều nhất trước bất kỳ một dấu hiệu bất ổn nào của nền kinh tế. Điều này cũng dễ hiểu: chứng khoán là khu vực có tốc độ tăng thuộc nhóm cao nhất sau khủng hoảng nên khi có dấu hiệu bất ổn, nó cũng dễ lao dốc nhất.

Tuy vậy, mức độ mất mát của chứng khoán Mỹ trong thời gian qua vẫn chưa quá bi thảm. Dow Jones mất 16%, còn Nasdaq và S&P500 mất gần 20%. Mức độ mất mát này đã được xem là ảnh hưởng xấu đối với thị trường, nhưng chưa đến mức quá nặng nề để có thể đẩy thị trường vào tình trạng hoảng loạn, hay như ai đó thổi phồng lên là bị rơi vào tan vỡ.

Một trong những tín hiệu cảnh báo rõ rệt nhất cho sự xuống dốc của nền kinh tế thế giới là đà tăng vọt của giá vàng, cùng với hình ảnh lao dốc của các TTCK chủ chốt.

Tương tự, việc các chỉ số chứng khoán của các quốc gia khác như DAX của Đức, Hang Seng của Hồng Kông, Kospi của Hàn Quốc bị giảm mạnh trong thời gian qua cũng chỉ đơn giản là một sự hiệu chỉnh về mức hợp lý hơn sau khi đã tăng rất mạnh trước đó. Quy luật này hoàn toàn được giới đầu cơ cổ phiếu chấp nhận và do vậy đã xuất hiện khối lượng giao dịch bắt đáy tăng vọt khi các chỉ số này rơi vào vùng quá bán.

10.000 là vùng điểm hỗ trợ rất mạnh đối với Dow Jones. Nếu nền kinh tế thật sự xấu, chỉ số này đã xuyên thủng vùng hỗ trợ này. Tuy nhiên những con bài của FED vẫn chưa tung ra hết. Việc tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức 0,25% trong ít nhất hai năm tới, đồng thời với lời hứa hẹn sẽ tiếp tục bổ sung gói QE3 (Chương trình nới lỏng định lượng), mà thực chất là gói kích thích kinh tế của FED, đã giúp các nhà đầu tư lấy lại bình tĩnh và chỉ số đo lường trạng thái biến động phố Wall (VIX) đã giảm phần nào sau khi tăng vọt.

Còn giá vàng thế giới thì sao? Như đã đề cập, hơn hai năm qua giá vàng thế giới đã tăng gấp đôi, vượt hơn tốc độ tăng của chỉ số chứng khoán Mỹ và tạo nên hiệu ứng mất cân đối. Hiện nay đang có những Dường như những nguy cơ của thị trường tài chính thế giới đã bị thổi phồng quá đáng trong thời gian qua. Chỉ mới tháng 4/2011, nhà đầu tư còn khá hồ hởi đối với thị trường chứng khoán (TTCK) và cũng chưa có dấu hiệu dòng tiền bị rút mạnh khỏi thị trường này. Nhưng mọi việc đã thay đổi đến chóng mặt cho đến nay khi người ta liên tục nói về suy thoái kép và cả về khủng hoảng kinh tế lần 2.

Một trong những tín hiệu cảnh báo rõ rệt nhất cho sự xuống dốc của nền kinh tế thế giới là đà tăng vọt của giá vàng, cùng với hình ảnh lao dốc của các TTCK chủ chốt. Đây là một hiện tượng có tính quy luật đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử mà lần này cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng trong mối tương quan về tính quy luật trái chiều giữa vàng và chứng khoán, hãy xem có xuất hiện một yếu tố nổi bật nào trong giai đoạn vừa qua hay không?

Nếu lấy mốc tháng 2/2009 là thời điểm TTCK Mỹ bắt đầu phục hồi, cho đến nay chỉ số Dow Jones vẫn còn vượt trên mức đáy khủng hoảng đến 70%, riêng với Nasdaq thì cao hơn hẳn đáy khủng hoảng. Trong khi đó, vào tháng 2/2009, giá vàng thế giới nằm trong khoảng 850-900 USD/ounce, còn nay đã tăng gấp đôi.

Như vậy cho đến nay đã bộc lộ sự chênh lệch giữa tỷ lệ tăng của giá vàng so với chỉ số chứng khoán - điều đã không diễn ra trong quá trình chỉ số chứng khoán còn giữ được nhịp độ tăng ổn định vào năm 2010. Khách quan mà xét, tốc độ tăng cao hơn của giá vàng so với giá cổ phiếu cũng không phải là điều quá bất thường, vì độ khác biệt giữa hai thị trường này thực ra không quá lớn.

Nếu nền kinh tế thế giới giữ được hơi thở đều đặn với các chỉ số chính như GDP, công nghiệp, xuất khẩu, nhà đất... ổn định, thì giá vàng thế giới đã không có cơ hội tăng phi mã. Nhưng việc nền kinh tế thế giới mới thoát khỏi khủng hoảng được hơn hai năm và vẫn còn quá nhiều bất ổn đã khiến chỉ số niềm tin luôn được duy trì ở trạng thái hết sức thận trọng.

Nhưng từ sự bất ổn trên để đi đến kết luận rằng nền kinh tế thế giới đã lao vào suy thoái kép hay tệ hại hơn nữa là khủng hoảng kép..., thì đó có thể là một sai lầm. Tiềm lực nước Mỹ như thế nào đã được chứng minh trong cú sụt giảm nặng nề của TTCK Mỹ vừa qua: trong khi chỉ có thị trường cổ phiếu chịu thiệt hại lớn, các lĩnh vực kinh tế khác của Mỹ hầu như không bị ảnh hưởng, mà gần như toàn bộ nền kinh tế Mỹ vẫn vận hành đều đặn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn không thay đổi.

TTCK quả là nạn nhân chịu thiệt hại nhiều nhất trước bất kỳ một dấu hiệu bất ổn nào của nền kinh tế. Điều này cũng dễ hiểu: chứng khoán là khu vực có tốc độ tăng thuộc nhóm cao nhất sau khủng hoảng nên khi có dấu hiệu bất ổn, nó cũng dễ lao dốc nhất.

Tuy vậy, mức độ mất mát của chứng khoán Mỹ trong thời gian qua vẫn chưa quá bi thảm. Dow Jones mất 16%, còn Nasdaq và S&P500 mất gần 20%. Mức độ mất mát này đã được xem là ảnh hưởng xấu đối với thị trường, nhưng chưa đến mức quá nặng nề để có thể đẩy thị trường vào tình trạng hoảng loạn, hay như ai đó thổi phồng lên là bị rơi vào tan vỡ.

Tương tự, việc các chỉ số chứng khoán của các quốc gia khác như DAX của Đức, Hang Seng của Hồng Kông, Kospi của Hàn Quốc bị giảm mạnh trong thời gian qua cũng chỉ đơn giản là một sự hiệu chỉnh về mức hợp lý hơn sau khi đã tăng rất mạnh trước đó. Quy luật này hoàn toàn được giới đầu cơ cổ phiếu chấp nhận và do vậy đã xuất hiện khối lượng giao dịch bắt đáy tăng vọt khi các chỉ số này rơi vào vùng quá bán.

10.000 là vùng điểm hỗ trợ rất mạnh đối với Dow Jones. Nếu nền kinh tế thật sự xấu, chỉ số này đã xuyên thủng vùng hỗ trợ này. Tuy nhiên những con bài của FED vẫn chưa tung ra hết. Việc tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức 0,25% trong ít nhất hai năm tới, đồng thời với lời hứa hẹn sẽ tiếp tục bổ sung gói QE3 (Chương trình nới lỏng định lượng), mà thực chất là gói kích thích kinh tế của FED, đã giúp các nhà đầu tư lấy lại bình tĩnh và chỉ số đo lường trạng thái biến động phố Wall (VIX) đã giảm phần nào sau khi tăng vọt.

Còn giá vàng thế giới thì sao? Như đã đề cập, hơn hai năm qua giá vàng thế giới đã tăng gấp đôi, vượt hơn tốc độ tăng của chỉ số chứng khoán Mỹ và tạo nên hiệu ứng mất cân đối. Hiện nay đang có những dự đoán đáng kinh ngạc về giá vàng có thể lên đến 2.500USD/onuce trong năm nay và thậm chí có thể đạt đến 5.100 USD/ounce trong vài năm tới.

Tuy vậy ở một khía cạnh khác, giá vàng thế giới lại đã hiện ra hình ảnh bong bóng quá lớn. Năm 2006 và năm 2008 đã chứng kiến giá vàng thế giới, sau khi tăng mạnh, đã giảm 20-25%. Hiện nay, mối tương quan giữa giá vàng thế giới, chỉ số chứng khoán, giá dầu và chỉ số VIX cũng có nét khá tương đồng với thời điểm năm 2008. Nhưng sự tương đồng này không có nghĩa nền kinh tế sẽ lại rơi vào khủng hoảng như đã từng xảy ra vào năm 2008.

Trong ngắn hạn, giá vàng thế giới nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về vùng hợp lý hơn 1.500 - 1.600 USD/ounce. Trong khi đó, chứng khoán Mỹ có khả năng tạo đáy tạm thời và duy trì thế hồi phục nhẹ đến cuối năm 2011 hoặc hồi phục - đi ngang.

Việc TTCK Mỹ có lấy lại được cân bằng và phục hồi lại điểm số trước đó của nó còn phụ thuộc mật thiết vào tình hình ở châu Âu. Nếu vấn đề nợ công ở lục địa già được giải quyết dần tại Hy Lạp, Ý và Bồ Đào Nha, sẽ chưa có gì phải quá lo lắng cho sự sụp đổ của chứng khoán thế giới. Nhưng nếu khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu thì cho dù FED có tung ra gói QE3 thì cũng chỉ đủ để cầm chừng đà lao dốc của chỉ số chứng khoán. Khi đó, sẽ diễn ra sự phân hóa lớn khi TTCK của những quốc gia có nền kinh tế giữ được ổn định tương đối như Mỹ, Anh, Đức sẽ trượt dần, còn TTCK của các quốc gia nằm trong "danh sách đen" sẽ u tối hơn nhiều.

Trong ngắn hạn, những dấu hiệu có thể nhận biết là nếu giá vàng thế giới lao dốc mạnh, đồng thời giá dầu phục hồi vừa phải, chỉ số VIX cũng phản ánh niềm tin của nhà đầu tư tăng dần, TTCK thế giới có thể duy trì đà hồi phục.

Cầm cự đến hết năm 2011 là mục tiêu của kinh tế Mỹ. Để quá khứ suy thoái kép năm 1936-1937 không lặp lại, FED sẽ phải hỗ trợ nền kinh tế đến mức tối đa. Đó cũng là cơ sở cho hy vọng khi kinh tế đi ngang, chứng khoán thế giới cũng không đến nỗi sụt giảm quá mạnh.
dự đoán đáng kinh ngạc về giá vàng có thể lên đến 2.500USD/onuce trong năm nay và thậm chí có thể đạt đến 5.100 USD/ounce trong vài năm tới.

Tuy vậy ở một khía cạnh khác, giá vàng thế giới lại đã hiện ra hình ảnh bong bóng quá lớn. Năm 2006 và năm 2008 đã chứng kiến giá vàng thế giới, sau khi tăng mạnh, đã giảm 20-25%. Hiện nay, mối tương quan giữa giá vàng thế giới, chỉ số chứng khoán, giá dầu và chỉ số VIX cũng có nét khá tương đồng với thời điểm năm 2008. Nhưng sự tương đồng này không có nghĩa nền kinh tế sẽ lại rơi vào khủng hoảng như đã từng xảy ra vào năm 2008.

Trong ngắn hạn, giá vàng thế giới nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về vùng hợp lý hơn 1.500 - 1.600 USD/ounce. Trong khi đó, chứng khoán Mỹ có khả năng tạo đáy tạm thời và duy trì thế hồi phục nhẹ đến cuối năm 2011 hoặc hồi phục - đi ngang.

Việc TTCK Mỹ có lấy lại được cân bằng và phục hồi lại điểm số trước đó của nó còn phụ thuộc mật thiết vào tình hình ở châu Âu. Nếu vấn đề nợ công ở lục địa già được giải quyết dần tại Hy Lạp, Ý và Bồ Đào Nha, sẽ chưa có gì phải quá lo lắng cho sự sụp đổ của chứng khoán thế giới. Nhưng nếu khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu thì cho dù FED có tung ra gói QE3 thì cũng chỉ đủ để cầm chừng đà lao dốc của chỉ số chứng khoán. Khi đó, sẽ diễn ra sự phân hóa lớn khi TTCK của những quốc gia có nền kinh tế giữ được ổn định tương đối như Mỹ, Anh, Đức sẽ trượt dần, còn TTCK của các quốc gia nằm trong "danh sách đen" sẽ u tối hơn nhiều.

Trong ngắn hạn, những dấu hiệu có thể nhận biết là nếu giá vàng thế giới lao dốc mạnh, đồng thời giá dầu phục hồi vừa phải, chỉ số VIX cũng phản ánh niềm tin của nhà đầu tư tăng dần, TTCK thế giới có thể duy trì đà hồi phục.

Cầm cự đến hết năm 2011 là mục tiêu của kinh tế Mỹ. Để quá khứ suy thoái kép năm 1936-1937 không lặp lại, FED sẽ phải hỗ trợ nền kinh tế đến mức tối đa. Đó cũng là cơ sở cho hy vọng khi kinh tế đi ngang, chứng khoán thế giới cũng không đến nỗi sụt giảm quá mạnh.

Việt Thắng