Lạm phát tháng 8 tại Mỹ cho thấy số liệu tồi tệ hơn dự đoán, khiến ngay cả nhà đầu tư lạc quan nhất cũng sụp đổ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,1% trong tháng 8 và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021 ngay cả khi giá gas đã giảm.

{keywords}
Chứng khoán Mỹ có phiên giảm điểm tồi tệ trong vòng 2 năm. (Ảnh: Facebook)

Trong phiên giao dịch 13/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.276,37 điểm hay 3,94%, đóng cửa ở mốc 31.104,97 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,32% xuống 3.932,69 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 5,16% xuống 11.633,57 điểm.

Chỉ có 5 cổ phiếu trong S&P 500 duy trì được trạng thái tích cực. Trong khi đó, cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo CNBC, 6 hãng công nghệ lớn nhất của Mỹ mất hơn 500 tỷ USD vốn hóa chỉ trong ngày hôm qua. Cụ thể, Apple “bay” 154,11 tỷ USD vốn hóa, thị giá giảm 5,87%, sâu nhất kể từ tháng 9/2020; Microsoft mất 109,33 tỷ USD, thị giá giảm 5,5%, sâu nhất từ tháng 9/2020; Alphabet mất 85,32 tỷ USD, thị giá giảm 5,9%, sâu nhất từ tháng 3/2020; Amazon mất 98,11 tỷ USD, thị giá giảm 7,06%, sâu nhất từ tháng 5/2022; Meta mất 42,55 tỷ USD, giảm 9,37%, sâu nhất từ tháng 2/2022.

Tâm lý tiêu cực phủ bóng lên thị trường Mỹ khi nhà đầu tư bán tháo mọi thứ. Báo cáo lạm phát tháng 8 là một trong các báo cáo cuối cùng mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) xem xét để cân nhắc mức tăng lãi suất trong thời gian tới. Với mức 8,3% được ghi nhận, khả năng FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất ít nhất 0,7% điểm để kiềm chế lạm phát.

Du Lam (Theo CNBC)

Lý do Elon Musk bán gần 7 tỷ USD cổ phiếu Tesla

Lý do Elon Musk bán gần 7 tỷ USD cổ phiếu Tesla

Người giàu nhất thế giới muốn chuẩn bị sẵn tiền mặt, đề phòng diễn biến xấu trong phiên tòa xét xử vụ kiện với Twitter.