Năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước khối ASEAN được giảm về 0% càng khiến nhiều người hi vọng có thể sở hữu được một xế hộp. Tuy nhiên, nên mua ô tô hay gửi tiết kiệm vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Mua ô tô nếu thực sự cần thiết

Sở hữu một chiếc xe hơi là giấc mơ của nhiều người, nhưng trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, cần phải cân nhắc để làm sao khi “giấc mơ xe hơi trở thành hiện thực” sẽ không tạo thành gánh nặng kinh tế cho gia đình.

{keywords}

Mặc dù được giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước khối ASEAN nhưng trên thực tế, giá mua 1 chiếc ô tô cũng còn khá cao, thấp cũng dao động từ 300-400 triệu đồng.
Nếu có ý định mua xe, bạn phải tuân theo nguyên tắc tài chính sau: Chi phí sử dụng xe hàng tháng chỉ nên chiếm khoảng 25 - 30% tổng thu nhập hàng tháng của gia đình để đảm bảo an toàn tài chính.

Giả sử bạn bỏ 400 triệu để mua ô tô và hàng tháng bạn phải bỏ ra 5 triệu đồng để “nuôi” nó. Vậy thì tổng thu nhập hàng tháng của cả gia đình phải duy trì ở mức tối thiểu là 22 triệu đồng mới có thể đảm bảo việc “nuôi” ô tô an toàn và “nuôi” gia đình đầy đủ.
Như vậy, với 400 triệu đồng, nếu bạn mua xe thì mỗi tháng bạn sẽ mất khoảng 5 triệu để “nuôi” xe. Nhưng nếu mang số tiền trên gửi ngân hàng thì mỗi tháng, bạn sẽ bảo toàn được số tiền 5 triệu và còn có thêm tiền lãi ngân hàng.

Chính vì thế, trước khi quyết định nên mua xe hay không, người tiêu dùng cũng cần cân nhắc xem nhu cầu sử dụng và mục đích sử dụng xe tới đâu, chọn xe nào là hợp lý với nhu cầu và túi tiền của mình. Bởi nếu không thường xuyên sử dụng và mua xe chỉ để đi du lịch vài lần trong năm thì sẽ là một sự lãng phí lớn về tài chính.

Gửi tiết kiệm là một lựa chọn tốt

Thực tế, gửi tiết kiệm là một kênh đầu tư truyền thống quen thuộc với người có tiền nhàn rỗi, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả những người không biết đầu tư vào đâu và các nhà đầu tư tạm thời gửi tiền tiết kiệm, chờ cơ hội đầu tư vào kênh được họ lựa chọn. Nhiều người cho rằng, các thị trường như vàng, chứng khoán hay bất động sản đều rất khó đoán định cho nên đầu tư vào kênh gửi tiết kiệm là an toàn.

Một nguyên nhân quan trọng để người có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng là vì các ngân hàng thương mại đều mua bảo hiểm tiền gửi. Hơn nữa, sự an toàn của một ngân hàng có liên quan đến cả hệ thống, nên sẽ có sự hỗ trợ của cả hệ thống.

{keywords}

Tâm lý chung của người có tiền nhàn rỗi muốn gửi tiết kiệm thường cân nhắc gửi tiền ở đâu an toàn, có lợi nhất? Qua tìm hiểu được biết, sự lựa chọn của người gửi tiền tập trung vào các yếu tố: Yên tâm hơn với các NHTM lớn có uy tín về thương hiệu, đang hoạt động tốt, không có sự cố tạo dư luận xấu, mạng lưới giao dịch trải rộng, được bảo vệ an toàn.

Ngoài ra, lựa chọn gửi tiền của người dân cũng phụ thuộc nhiều vào các chương trình khuyến mãi về lãi suất, quà tặng, mã số dự thưởng với những phần quà có giá trị. Cuối năm, để tăng huy động vốn, nhiều ngân hàng cũng tăng nhẹ lãi suất tiết kiệm đối với một số kỳ hạn. Hiện tại, mức lãi suất trung bình tại các ngân hàng dao động từ 6,5% đến 7,5%.

Cùng với việc tăng lãi suất tiết kiệm, nhiều ngân hàng cũng đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút tiền gửi từ người dân. Mới đây, TPBank cũng triển khai chương trình “Tích lũy nhận ngay quà, khởi đầu ngàn kì vọng” dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trên toàn quốc.
Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm tối thiểu 100 triệu đồng có kỳ hạn 1 tháng trở lên sẽ được tham gia bốc thăm ngay tại quầy và có cơ hội sở hữu một trong 3 phần quà hấp dẫn gồm Bếp nướng Lock & Lock, Bộ thố thủy tinh Lock & Lock hoặc Bộ ly Luminarc.

Ngoài ra, các khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng có cơ hội tham gia chương trình bốc thăm may mắn cuối kỳ. Với mỗi 10 triệu đồng gửi tiết kiệm kì hạn 1 tháng trở lên, khách hàng sẽ được nhận 1 mã bốc thăm trúng thưởng. Giải đặc biệt quay thưởng cuối kỳ là một bộ ti vi, dàn âm thanh và dàn karaoke trị giá 100 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn để người dân cất giữ tiền, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi, dành để đầu tư trong tương lai vào các kênh tài chính phù hợp.

Ngọc Minh