- HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, virus HIV rất khó kiểm soát, sinh sôi rất nhanh. Khi đến giai đoạn cuối HIV chuyển thành AIDS thì việc cứu sống là không thể, chỉ có thể kéo dài thời gian sống cho người bệnh mà thôi (khoảng 5 năm). Hầu hết các bệnh nhân mắc HIV/AIDS thường bị lây qua các con đường như truyền máu, hiến máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con.


HIV/AIDS lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục

Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm virus HIV.

Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu răng thì HIV có khả năng lan truyền. Virus HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ở miệng người kia. Hoặc HIV trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua âm đạo hoặc dương vật. Vấn đề là nhiều khi trong miệng có những vết xước rất nhỏ mà ta không biết đến.

{keywords}


Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV chuyển từ người này sang người kia.

HIV/AIDS lây nhiễm qua đường máu

Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của bạn, hơn nữa lượng máu này lại rất lớn. Do đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.

HIV/AIDS lây nhiễm từ mẹ truyền sang con

Phụ nữ nhiễm virus HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Virus HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba nǎm, bé sẽ bị bệnh và chết.

Trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra thường xét nghiệm dương tính, tức là trong cơ thể bé có kháng thể kháng HIV. Nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm. Ở trong bụng mẹ và khi bú sữa mẹ, bé nhận các chất kháng thể của mẹ để giúp bé chống bênh tật. Có thể bé không bị nhiễm HIV, nhưng cơ thể bé còn lưu nhiều kháng thể mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng HIV. 

Do đó xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không nhiễm virus. Bé chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 6 - 12 tháng sau khi sinh. Khi đó trong máu của bé không còn các kháng thể của mẹ, mà chỉ có các kháng thể do cơ thể bé tự sinh ra. Nếu kết quả xét nghiệm lúc này là dương tính thì mới xác định bé có nhiễm HIV.

Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng

Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có virus HIV thì chúng sẽ lây sang người lành bệnh một cách dễ dàng.

Những người có tiền sử nghiện ma túy hay đang nghiện ma túy thì khả năng mắc HIV/AIDS về sau là rất cao.

Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo vệ, chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền từ mẹ sang con, HIV/AIDS hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.

Thái Thị Hậu