- Lần đầu tiên gặp anh Hùng và chị Tuyết ở vùng nói tiếng Hà Lan thuộc Vương quốc Bỉ, tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy anh chị trả tiền công cho con ruột của mình như cho một người làm thuê bình thường.
Đã nhập cư vào Bỉ được 30 năm, gây dựng được một nhà hàng ở trung tâm thành phố lớn thứ hai của nước Bỉ (Antwerpen) và có thêm một căn nhà nữa để cho thuê, nhưng con cái của anh Hùng và chị Tuyết vẫn phải tự lập từ nhỏ như bao đứa trẻ Tây khác.
Trước đây, anh chị vẫn thuê người làm thêm vào buổi tối, lúc nhà hàng đông khách nhất, tuy nhiên, việc thuê người rất không ổn định vì ít người muốn làm thêm vào buổi tối và ra về lúc 11h khuya.
Cuối cùng, anh chị quyết định "thuê" con mình làm phụ bếp kiêm bồi bàn và trả lương y hệt như thuê một người ngoài. Anh Hùng nói, sống ở châu Âu nhiều năm, anh thấy văn hoá nơi này có một điểm rất hay, đó là dạy con độc lập, không dựa dẫm vào cha mẹ, dù cha mẹ giàu có tới cỡ nào.
Số tiền dành dụm được khi "làm thuê" cho cha mẹ sẽ được con anh Hùng mua một cây đàn ghita mà cậu yêu thích. Trước đó, cậu đã xin tiền cha mẹ để mua và...không được cho.
Mặc dù, tài sản của anh chị sau này cũng là để lại cho con, nhưng không có nghĩa là con cái chỉ biết hưởng thụ từ tấm bé, như vậy sẽ không biết thế nào là đồng tiền "mồ hôi nước mắt", như thế thì tài sản cha mẹ để lại chưa chắc đã biết chi tiêu hợp lý.
Câu chuyện này cũng chưa ngạc nhiên bằng chuyện có lần mời một thanh niên Bỉ 20 tuổi tới nhà chơi, cậu ta nói: "Để tôi về mượn xe hơi của mẹ rồi tới". Nếu ở Việt Nam, xe hơi của bố mẹ cũng có nghĩa là của con thì ở nước này, xe của mẹ là của mẹ, của con là của con, muốn dùng thì phải...mượn.
Tuy nhiên, anh Hùng cho biết, điểm khác biệt trong cách dạy con cái của anh chị với người Bỉ là vẫn muốn con cái sống cùng hoặc gần bố mẹ khi về già. Việc con cái biết tự lập là cần thiết, nhưng không nên quá độc lập như người Bỉ.
Chẳng hạn, một đôi nam nữ người Bỉ tổ chức đám cưới và họ chỉ cần thông báo với cha mẹ rằng: chúng con sắp cưới nhau, đúng ngày giờ...cha mẹ tới dự! Một thanh niên Bỉ 18 tuổi đã dọn ra ở riêng và thỉnh thoảng, khi nào có dịp mới về thăm cha mẹ, và họ coi điều đó hết sức bình thường.
Ở nhà phải nói tiếng Việt
Luke Nguyễn giờ đây là một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất nước Úc, nhiều lần trở về Việt Nam để làm chương trình nấu ăn trên đài truyền hình Úc SBS và ra hai cuốn sách về ẩm thực Việt Nam.
Trong một lần về nước làm phim, tôi đã gặp Luke và cha mẹ anh là ông Nguyễn Lập và bà Phương Cúc. Luke cho biết, để có được thành công như ngày hôm nay, tuổi thơ của anh đã bị rèn luyện rất khắc nghiệt bởi người cha.
Ngoài việc học tập, Luke và chị của mình phải tham gia công việc phụ bếp cho nhà hàng phở Cây Dù của cha mẹ. Một trong những yêu cầu rất khắt khe của ông Lập đối với các con là phải nói tiếng Việt ở nhà. Lúc đó, Luke không ý thức được điều đó là quan trọng, vì anh sinh ra ở một trại tị nạn Thái Lan chứ không sinh ở Việt Nam.
Sau này lớn lên trở về Việt Nam, dù không thật rành tiếng Việt nhưng anh vẫn có thể trò chuyện với mọi người một cách rất tự nhiên, với giọng Sài Gòn chính cống, được mọi người quý mến vì không cảm thấy xa cách, anh mới hiểu được tấm lòng của cha mình.
Một điều hay nữa, khi lớn lên, anh quyết định đi học nghề nấu ăn món Tây, cha anh không cản, vì lúc đó anh đã trưởng thành. Sau vài lần khoác ba lô đi bụi về Việt Nam, Luke mới nhận ra, món Việt mới là đam mê và máu thịt của mình và chuyển nghề. Giờ đây, anh cùng chị của mình đã thành công với nhà hàng Việt nổi tiếng giữa thủ đô Sydney của nước Úc.
Trong nhiều năm qua, báo chí Úc đã viết nhiều bài về gia đình anh, trong đó nổi lên câu chuyện "người cha khắc nghiệt" Nguyễn Lập như một điển hình cho người Việt tại Úc, vươn lên bằng sự chịu thương, chịu khó rất Việt Nam.
Đã nhập cư vào Bỉ được 30 năm, gây dựng được một nhà hàng ở trung tâm thành phố lớn thứ hai của nước Bỉ (Antwerpen) và có thêm một căn nhà nữa để cho thuê, nhưng con cái của anh Hùng và chị Tuyết vẫn phải tự lập từ nhỏ như bao đứa trẻ Tây khác.
Trước đây, anh chị vẫn thuê người làm thêm vào buổi tối, lúc nhà hàng đông khách nhất, tuy nhiên, việc thuê người rất không ổn định vì ít người muốn làm thêm vào buổi tối và ra về lúc 11h khuya.
Cuối cùng, anh chị quyết định "thuê" con mình làm phụ bếp kiêm bồi bàn và trả lương y hệt như thuê một người ngoài. Anh Hùng nói, sống ở châu Âu nhiều năm, anh thấy văn hoá nơi này có một điểm rất hay, đó là dạy con độc lập, không dựa dẫm vào cha mẹ, dù cha mẹ giàu có tới cỡ nào.
Số tiền dành dụm được khi "làm thuê" cho cha mẹ sẽ được con anh Hùng mua một cây đàn ghita mà cậu yêu thích. Trước đó, cậu đã xin tiền cha mẹ để mua và...không được cho.
Mặc dù, tài sản của anh chị sau này cũng là để lại cho con, nhưng không có nghĩa là con cái chỉ biết hưởng thụ từ tấm bé, như vậy sẽ không biết thế nào là đồng tiền "mồ hôi nước mắt", như thế thì tài sản cha mẹ để lại chưa chắc đã biết chi tiêu hợp lý.
Câu chuyện này cũng chưa ngạc nhiên bằng chuyện có lần mời một thanh niên Bỉ 20 tuổi tới nhà chơi, cậu ta nói: "Để tôi về mượn xe hơi của mẹ rồi tới". Nếu ở Việt Nam, xe hơi của bố mẹ cũng có nghĩa là của con thì ở nước này, xe của mẹ là của mẹ, của con là của con, muốn dùng thì phải...mượn.
Tuy nhiên, anh Hùng cho biết, điểm khác biệt trong cách dạy con cái của anh chị với người Bỉ là vẫn muốn con cái sống cùng hoặc gần bố mẹ khi về già. Việc con cái biết tự lập là cần thiết, nhưng không nên quá độc lập như người Bỉ.
Chẳng hạn, một đôi nam nữ người Bỉ tổ chức đám cưới và họ chỉ cần thông báo với cha mẹ rằng: chúng con sắp cưới nhau, đúng ngày giờ...cha mẹ tới dự! Một thanh niên Bỉ 18 tuổi đã dọn ra ở riêng và thỉnh thoảng, khi nào có dịp mới về thăm cha mẹ, và họ coi điều đó hết sức bình thường.
|
Luke Nguyễn và cha mẹ của mình ở Úc |
Ở nhà phải nói tiếng Việt
Luke Nguyễn giờ đây là một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất nước Úc, nhiều lần trở về Việt Nam để làm chương trình nấu ăn trên đài truyền hình Úc SBS và ra hai cuốn sách về ẩm thực Việt Nam.
Trong một lần về nước làm phim, tôi đã gặp Luke và cha mẹ anh là ông Nguyễn Lập và bà Phương Cúc. Luke cho biết, để có được thành công như ngày hôm nay, tuổi thơ của anh đã bị rèn luyện rất khắc nghiệt bởi người cha.
Ngoài việc học tập, Luke và chị của mình phải tham gia công việc phụ bếp cho nhà hàng phở Cây Dù của cha mẹ. Một trong những yêu cầu rất khắt khe của ông Lập đối với các con là phải nói tiếng Việt ở nhà. Lúc đó, Luke không ý thức được điều đó là quan trọng, vì anh sinh ra ở một trại tị nạn Thái Lan chứ không sinh ở Việt Nam.
Sau này lớn lên trở về Việt Nam, dù không thật rành tiếng Việt nhưng anh vẫn có thể trò chuyện với mọi người một cách rất tự nhiên, với giọng Sài Gòn chính cống, được mọi người quý mến vì không cảm thấy xa cách, anh mới hiểu được tấm lòng của cha mình.
Một điều hay nữa, khi lớn lên, anh quyết định đi học nghề nấu ăn món Tây, cha anh không cản, vì lúc đó anh đã trưởng thành. Sau vài lần khoác ba lô đi bụi về Việt Nam, Luke mới nhận ra, món Việt mới là đam mê và máu thịt của mình và chuyển nghề. Giờ đây, anh cùng chị của mình đã thành công với nhà hàng Việt nổi tiếng giữa thủ đô Sydney của nước Úc.
Trong nhiều năm qua, báo chí Úc đã viết nhiều bài về gia đình anh, trong đó nổi lên câu chuyện "người cha khắc nghiệt" Nguyễn Lập như một điển hình cho người Việt tại Úc, vươn lên bằng sự chịu thương, chịu khó rất Việt Nam.
- Tú Uyên