20 năm trước, dân làng hoa Nhật Tân từng trồng cúc họa mi nhưng vì vụ hoa ngắn, lại tàn nhanh nên người dân ngừng trồng. 2-3 năm nay, cơn sốt cúc họa mi bỗng dưng trở lại.
Cô Nguyễn Thị Hợp đã có hơn 50 năm trồng hoa ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội). Mấy trăm mét vuông đất vườn nhà được cô chia thành nhiều khu vực trồng những loại hoa khác nhau. Trong đó, cúc họa mi (còn gọi là Daisy) được cô dành ra 3 luống dài chăm chút suốt 7 - 8 tháng, sản lượng hoa căn ke vừa đủ để thu hoạch và bán hết trong khoảng 10 ngày.
Cô Hợp cho biết, khoảng 20 năm trước, cúc họa mi được trồng khá nhiều ở Nhật Tân. Nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên người làng dừng trồng để chuyển sang nhiều giống hoa khác năng suất hơn. 2 năm trở lại đây, loại hoa này bỗng được khách hàng ưa chuộng, có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường, nên bà con đầu tư trồng trở lại. Tuy nhiên, do thời gian chăm bón kéo dài mà vụ thu hoạch chỉ 1 - 2 tuần, hoa lại nhanh tàn nên hầu như mỗi vườn chỉ trồng với số lượng nhỏ, vừa đủ bán. Một số chủ vườn thậm chí không trồng ra riêng luống, mà xen kẽ cúc họa mi dưới những gốc đào to để tránh lãng phí đất.
Mỗi vụ cúc họa mi kéo dài hơn 1 tuần nhưng cho sản lượng tốt. Trung bình mỗi ngày cô Hợp bán được khoảng 100 bó cúc họa mi, với giá 50.000 đồng/bó. |
Tuy nhiên, do thời gian chăm bón kéo dài mà vụ thu hoạch chỉ 1-2 tuần, hoa lại nhanh tàn nên hầu như mỗi vườn chỉ trồng với số lượng nhỏ, vừa đủ bán. Một số chủ vườn thậm chí không trồng ra riêng luống, mà xen kẽ cúc họa mi dưới những gốc đào to để tránh lãng phí đất.
"Tuy mất tới hơn 7 tháng mới cho thu hoạch nhưng được cái hoa này trồng hầu như không mất vốn cho giống, vì trồng bằng mầm ươm từ gốc cũ đã già của vụ trước", cô Hợp cho biết. Trong hơn 1 tuần thu hoạch, trung bình mỗi ngày cô bán được khoảng 100 bó cúc to với giá 50.000 đồng/bó. Mùa cúc họa mi ngắn ngủi, để duy trì thu nhập ổn định, cô Hợp chọn trồng các loại hoa có vụ thu hoạch gối nhau liên tiếp. Sau khi cúc họa mi hết mùa, cô sẽ xoay sang thu hoạch cúc chi giống Đà Lạt trong khoảng 2 tháng.
Cô Hoàng Oanh (Tây Hồ, Hà Nội) thường xuyên tới chợ Quảng Bá mua hoa. Cô cho biết, mỗi năm tới vụ cúc họa mi cô đều mua về cắm |
Tại Nhật Tân, hiện đa số chủ vườn đổ buôn hoa về chợ đầu mối Quảng Bá (Tây Hồ). Một chủ sạp hoa trong chợ cho biết, giá buôn bán trong khoảng 12h đêm đến 3h sáng là 25.000-30.000 đồng/bó to. Mỗi bó to thường gồm 3 bó nhỏ có giá bán lẻ khoảng 20.000 - 25.000 đồng/bó. Vì cúc họa mi hiện chỉ có 2 nguồn cung lớn duy nhất tại Hà Nội là ở làng hoa Nhật Tân (quận Tây Hồ) và Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), nên dù sản lượng cao vẫn chỉ vừa đủ cầu.
Từ 5h sáng, các sạp bán buôn tại chợ này chuyển sang bán lẻ. Theo khảo sát, những đóa cúc họa mi còn lại trong sạp giá không thấp hơn nhiều giá bán lẻ trên các tuyến phố nội đô.
Chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ) là nơi nhiều chủ vườn tại Nhật Tân và Tây Tựu đổ buôn cúc họa mi. Từ đây, loại cúc này theo các xe hàng rong ruổi khắp thành phố Hà Nội, mang tới vẻ đẹp lãng mạn đặc trưng cho thủ đô trong những ngày đông |
Chỉ còn vài ngày nữa, những đóa cúc họa mi cuối cùng của mùa năm nay sẽ được thu hoạch hết. Một số chủ vườn tại Nhật Tân "ăn theo" cơn sốt cúc họa mi cũng tranh thủ ươm mầm, chăm chút cả vườn hoa rộng trong nhiều tháng trời nhưng không phải để bán mà để mở cửa, bán vé cho khách thăm quan, chụp ảnh. Để được tạo dáng trong vườn họa mi lãng mạn, mỗi khách hàng phải trả từ 20.000 - 25.000 đồng, hoặc 250.000 - 300.000 đồng/nhóm.
"Giá vé vào vườn khá cao nhưng cũng bỏ công người chăm hoa, bởi mùa hoa ngắn, lại không rơi vào những kỳ nghỉ dài nên lượng khách chỉ hữu hạn. Tôi và mấy cô bạn phải tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, trốn chồng con để tới đây có vài tấm hình đẹp kỷ niệm mùa Daisy", chị Anh Trang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ.
(Theo Zing)