Là một người phụ nữ vô cùng giàu có với khối tài sản thừa kế thuộc diện siêu khủng lại đang khiến công chúng nhiều phiên nổi điên vì những phát ngôn gây sốc và cũng bởi một đời tư đầy “tréo ngoe”. Vì đâu ra cơ sự này?
Tỷ phú giàu nhất Pháp xin làm công dân Bỉ
Tỷ phú Australia đóng mới tàu Titanic
1. Dạy đời người nghèo
Mới đây, tạp chí đầu tư và tài nguyên Úc trích lời bình luận của nữ tỷ phú khiến công chúng, nhất là người nghèo cảm thấy bị tổn thương và nổi giận. Bà nói: “Nếu bạn ghen tỵ với những người có nhiều tiền thì đừng có ngồi một chỗ mà phàn nàn. Hãy làm một điều gì đó để kiếm ra tiền - nhậu nhẹt, hút thuốc và đàn đúm ít đi. Thay vào đó là làm việc nhiều hơn”.
Nhiều người cho rằng, đây là một lời lăng mạ hàng triệu lao động Úc, những người đang đi làm và chật vật với trách nhiệm nuôi dạy con cái trong khi phải trả ty tỷ các loại hóa đơn.
2. Yêu cầu giảm lương công nhân mỏ trong nước
Mới đây trên website của câu lạc bộ mỏ Sydney có phát một video về bài phát biểu của nữ đại tỷ phú. Bà cho rằng, công nhân Úc nên giảm lương để cạnh tranh hơn với nguồn lao động châu Phi - những người chấp nhận mức lương 2 USD/ngày.
Theo bà Rinehart, Úc đang trở nên ngày càng đắt đỏ đối với ngành công nghiệp khoáng sản và bà đề xuất việc loại bỏ các khoản thuế má gần đây đánh vào thợ mỏ đồng thời giảm lương công nhân.
Theo ước tính, cứ 30 phút nữ thừa kế này kiếm được 1 triệu USD.
3. Quan điểm cực đoan đối với chính sách thuế
Mặc dù vì mục đích cá nhân nhưng nữ đại tỷ phú giàu nhất thế giới lại tham gia một chiến dịch chống lại chính sách “siêu thuế” đánh vào kinh doanh khoáng sản của Đảng Lao động.
Truyền thông đưa tin, năm 2010, bà Rinehart đã nhảy lên một chiếc xe tải sàn phẳng khi xưa của cha mình và gầm hét lên trong một cái loa cho đến khi khản giọng điệp khúc “phải giảm thuế”. Hành động này thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Nữ tỷ phú giàu nhất thế giới người Úc Gina Rinehart |
Mức thuế 30% đã có hiệu lực vào tháng 7 vừa quá, đánh vào lợi nhuận siêu khủng của ngành khai thác than và sắt tại Úc với nỗ lực phân chia tài sản từ cuộc bùng nổ tài nguyên một cách bình đẳng hơn. Nó sẽ ảnh hưởng đến các công ty có lợi nhuận hàng năm lớn hơn 75 triệu USD.
Rinehart cho rằng, chính sách thuế này sẽ làm làm biến mất hàng tỷ USD đầu tư tại thị trường.
4. Muốn chia tách nước Úc
Bà giống cha mình ở ý tưởng sử dụng nổ hạt nhân để khai thác mỏ sắt và những chính sách ly khai gây tranh cãi.
Bà Rinehart đã nói bà muốn chia tách nước Australia và tin rằng điều này có thể giúp đất nước tránh được những ảnh hưởng từ sự lao dốc kinh tế ở châu Âu và Mỹ.
Bài thơ văn xuôi nổi đình nổi đám của tỷ phú về nội dung không mấy tích cực, (xét về mặt chính trị) được giới truyền thông Úc nhận xét là thiếu dấu chấm câu và sai ngữ pháp. Tuy nhiên nó cũng tương đối vần điệu.
6. Không tin vào biến đổi khí hậu
Rinehart không tin vào nguy cơ biến đổi khí hậu. Trước đó, bà ủng hộ quan điểm hoài nghi của Christopher Monckton và Professor Ian Pilmer...
Bà cũng cho rằng, chính sách thuế carbon của chính phủ là một sự lãng phí tiền bạc. Trong một bài báo trên tạp chí đầu tư và tài nguyên Úc, bà Rinehart cho biết: "Tôi chưa từng thấy một chứng cứ khoa học nào có sức thuyết phục khi cho rằng, một lượng rất nhỏ carbon dioxide trong khí quyển (0,83%) mà tăng lên sẽ gây ra những cảnh bảo toàn cầu nghiêm trọng. Thuế carbon là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn khi dùng nó vào việc đầu tư tại Úc”.
7. Thâu tóm báo chí
Năm 2010, bà chi 285 triệu USD mua 18,6% cổ phần tại Fairfax Media, công ty sở hữu các tờ báo Sydney Morning Herald, Age in Melbourne, Australian Financial Review và một loạt các đài phát thanh.
Truyền thông cho rằng, hành động này có mục đích lái những tờ báo này hoạt động theo mong muốn và lợi của bà.
Thế nhưng kế hoạch mua lại 3 chủ tịch trong hội đồng quản trị Fairfax Media và sa thải các biên tập của bà không thành. Kể từ đó, bà Rinehart đã cố gắng bán lượng cổ phiếu mà bà nắm giữ tại công ty này.
8. Lao vào cuộc chiến pháp lý với 3 trong 4 người con
Từ năm 1992, Gina là người quản lý duy nhất của quỹ tài sản Hope Margaret Hancock Trust mà người ông quá cố Lang Hancock đã lập ra cho các cháu của mình.
Tuy nhiên khi sắp đến thời điểm ủy thác lại cho các con (vào dịp sinh nhật lần thứ 25 của người con gái út Ginia) thì bà Rinehart lại gửi email đến các con và nói rằng bà đã chuyển thời hạn trao lại quyền quản lý tài sản đến năm 2068 và giữ tên bà là người quản lý duy nhất (điều này có nghĩa bà sẽ chịu trách nghiệm về khoản tài sản này cho đến năm 114 tuổi).
3 người con lớn lớn đang tham gia kiện tụng để loại bỏ quyền quản lý tài sản của bà. Còn Ginia, người con út thì đứng về phía mẹ.
Những tài liệu được công bố cho thấy rất nhiều cáo buộc giữa hai bên. Theo ABC, bà Rinehart cho rằng, các con mình không đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý tài sản và gọi họ là “những kẻ lười biếng”. Trong khi đó ba người con đầu đã phản pháo lại và cho rằng, mẹ mình đã lừa đảo và gian dối khi tự ý thay đổi những điều khoản quản lý quỹ tài sản của họ.
Vào ngày 30/4/2012 bà đã cho phép con mình tiếp cận với tài khoản. Tuy nhiên họ đã không vội vã động đến nó vì thừa nhận không hiểu triệt để về những quy định thuế. Một hành động rút tài sản có thể dẫn đến khoản thuế 253 triệu USD “dành” cho mỗi người.
Thái Anh (Theo BUSINESSINSIDER)