Werner có bằng chứng về những bữa ‘tiệc sex’ đồi trụy của Prentice và đám bạn của ông ta. Họ săn lùng các cô gái, mời họ tới các bữa tiệc, rồi sau đó ép họ phải quan hệ với mình. Sau đó thì những cô gái này buộc phải giữ im lặng, phần vì lo sợ, phần vì xấu hổ.


Pamela (ảnh trái) và cha nuôi là Edward Werner  (ảnh phải)
Werner cũng tìm hiểu ra là trong buổi tối Pamela bị giết, ở rạp không hề chiếu phim, trong khi Prentice lại nói rằng ông đã ở rạp tối đó. Werner một lần nữa yêu cầu mở vụ án. Lại một lần tòa Công sứ Anh bác bỏ thỉnh cầu của người cha khốn khổ.

Vén màn 'thảm án nửa đêm' ở Bắc Kinh sau 75 năm
Vụ án thảm sát con gái của lãnh sự Anh tại Bắc Kinh năm 1937 cuối cùng cũng được vén màn bí mật sau nhiều thập kỷ chôn giấu với những tình tiết kinh hoàng.
 
Thảm án nửa đêm ở Bắc Kinh: Sát thủ lộ mặt
Cảnh sát nghi ngờ cha nuôi của nạn nhân là thủ phạm gây nên cái chết thê thảm của cô gái trẻ. Nhưng thực tế, suốt 75 năm trời, kẻ thủ ác đã không bị vạch chân tướng.
 

Werner ráp nối các sự việc lại với nhau. Prentice đã để mắt tới Pamela từ khi hắn nắn chỉnh lại răng cho cô bé. Sau đó, hắn mời cô bé tới dự tiệc. Pamela tin tưởng nha sĩ này là người tốt nên đã nhận lời.

Sau vài giờ đồng hồ, Pamela có chút chuếnh choáng hơi men (khám nghiệm tử thi phát hiện là một lượng cồn ở mức thấp trong máu của cô), và đã nhận lời đi cùng với Prentice và bạn của ông, có thể là tới một ‘bữa tiệc’ khác.

Nhưng trên thực tế, đám người này lại đưa cô bé tới nhà thổ. Lúc này, cô gái 17 tuổi nhận ra mình đang phải đối mặt với 3 gã đàn ông đang đòi quan hệ với cô.

Pamela là cô gái mạnh mẽ. Trước đó, cô đã từng kháng cự một gã đàn ông trung tuổi dâm dật, trong đó có cả ông hiệu trưởng của trường nội trú của cô và một người bạn của cha cô.

Giờ thì cô đã cố hết sức để chống cự trước những người đàn ông này. Nhưng cô đã bị sập bẫy. Ba gã đàn ông giật tung váy của cô và xé toạc áo cánh trên người Pamela. Cổ áo của cô bị xé. Có thể đây là lúc mà một trong 3 người đàn ông này đã giơ dao săn của họ, và Pamela hét lên vì sợ hãi.

Những kẻ ác thủ đã tóm lấy tay cô, giữ chặt và bắt đầu dùng dao đâm vào người cô.

Cô đã hét lên những tiếng thét đau đớn mà các cô gái làng chơi ở lầu trên nghe thấy. Sau đấy thì một gã dùng vật cứng đánh và nện vào đầu cô. Cô ngã lịm xuống đất. Chỉ ba phút sau thì cô chết, trong một nhà thổ dơ dáy ở Badlands. 

Pamela (thứ hai từ trái sang) trong bộ đồng phục cùng với các bạn cùng lớp. Ảnh chụp năm 1936
Lúc này, những kẻ thủ ác nhận ra rằng họ có một xác chết trong tay, xác con gái của một nhân vật xuất chúng trong thành Bắc Kinh này. Họ phải vứt cái xác đi. Phải thủ tiêu cái xác, phải khiến cho mọi người không thể nhận dạng được, không ai phát hiện ra tung tích của kẻ gây nên cái chết cho cô gái trẻ.

Vậy là ba người đàn ông da trắng đã cắt cổ họng, lau sạch máu trên thi thể Pamela và đâm nhiều nhát vào mặt của cô gái. Sau đó, họ nhét quần áo bị xé của cô bé ra phía sau lưng, rồi vác thi thể lên xe kéo, che khuôn mặt của cô.

Ở chòi canh, họ cắt nhiều nhát vào người cô. Chắc chắn là gã Pinfold người Canada phải có mặt ở đó, nên dao găm của hắn mới dính máu. Trong lúc vội vã, những kẻ này đã bỏ quên một số thứ, trong đó có cả chiếc đồng hồ đắt tiền của Pamela. Chiếc đồng hộ đã ngừng hoạt động và kim chỉ thời gian dừng lại chỉ vài phút sau lúc nửa đêm.

Tuy nhiên, sự việc vẫn bị trôi đi, một phần là do những cảnh sát lười biếng hoặc đã bị mua chuộc, nhưng chủ yếu là vì các nhà chức trách người Anh – thậm chí khi đối diện với chứng cứ rành rành mà Werner đưa ra, họ quá lo ngại về mức độ bê bối khi đưa vụ việc ra ánh sáng. Hơn 150 trang tài liệu của Werner về các chứng cứ đã bị bụi phủ đầy.

Khi người Nhật giam những người thuộc phe Đồng minh còn lại trong các trại vào tháng 3/1943, Werner phát hiện ra ông cũng bị nhốt chung với Prentice. Những người cùng bị giam trong trại kể lại rằng Werner đã hét vào mặt Prentice rằng: “Mày đã giết con bé, tao biết chính mày đã giết Pamela. Mày là thủ phạm”.

Năm 1945, chiến tranh kết thúc, Werner lại một lần nữa yêu cầu mở lại việc điều tra và xét xử vụ án, nhưng những lời thỉnh cầu thống thiết của ông lại bị rơi vào những cái ‘tai gỗ’. Prentice chết vào năm 1947. Sau đó, Werner đã từ bỏ hành trình đi tìm công lý.

Werner trở lại Anh vào năm 1951, để lại thi hài của vợ và con gái tại Bắc Kinh. Ông chết trong đau khổ 3 năm sau đó.

Phải tới khi tác giả Paul French phát hiện ra đống tài liệu chất chứa đầy nỗi thống khổ vào hai năm trước thì câu chuyện của Pamela mới được biết đến. Bởi vì người ta đã cố tình chôn vùi nó trong suốt 75 năm trời. Đáng buồn là giờ đã quá muộn để đòi lại công lý cho cô nữ sinh 17 tuổi Pamela Werner.

  • Lê Thu (theo DM)