Bằng kinh nghiệm của những người trực tiếp làm thịt bò giả ở làng Muộn Nọ thì cách phân biệt duy nhất là chọn những tảng thịt to mà mua, vì bò to hơn lợn.

Thâm nhập đường dây buôn thịt lợn ốm chết ở Hưng Yên, PV đã chứng kiến những thủ thuật biến thịt lợn sề ốm chết thành thịt bò y như thật. Đây cũng là mánh lới làm ăn lợi nhuận nhất trong đường dây lợn ốm chết.

Nghề siêu lợi nhuận ở “làng bò chân ngắn”

Từ khu vực Chợ Dầm đi vào, làng Muộn Nọ (xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) không thua kém gì phố thị với nhà cửa cao tầng san sát, chi chít những chiếc xe hơi sang trọng. Nhiều người khẳng định, phú quý của Muộn Nọ là nhờ vào nghề lái lợn mà có.

Quả thật, nếu chứng kiến những kỹ năng biến lợn ốm chết thành lợn bình thường, kỹ năng biến thịt lợn sề thành thịt bò để kiếm lợi thì dễ dàng lý giải mức độ giàu có của ngôi làng này.

Từ hàng chục năm nay, song song với nghề buôn lợn ốm chết, phần lớn các “đồ tể” làng Muộn Nọ còn có nghề làm giả thịt bò từ thịt lợn sề. Đây cũng là nghề “đẳng cấp” nhất, lợi nhuận nhất trong đường dây buôn bán lợn ốm chết bởi nó đòi hỏi những thủ thuật rất tinh vi, độ khó cao.

Việc tiếp xúc với những ông chủ các lò mổ ở Muộn Nọ ít bị nghi ngờ hơn những nơi khác do số lượng giao dịch ở ngôi làng vẫn được gọi là "làng bò chân ngắn" diễn ra tấp nập hàng ngày.

Vào vai những người cần mua một số lượng “thịt bò” để cung cấp cho các chợ đầu mối, chúng tôi tìm cách lọt vào lò mổ của một ông chủ còn khá trẻ tên là Hoàng Lãng ở ngay đầu làng Muộn Nọ. Trẻ, nhưng so với các ông trùm trong đường dây buôn lợn ốm chết như Dũng Thìn, Thịnh “què” (đã đề cập từ số báo trước) thì quy mô và tầm vóc của Lãng lớn hơn nhiều.

{keywords}

Chủ lò mổ Lãng, một cao thủ làm giả thịt bò

Ít nhất là theo lời giới thiệu của gã: “Ông Dũng, ông Thịnh hay nhiều ông chủ khác đều phải nhập hàng cho tôi hết. Hàng của tôi là vô biên giới, cần bao nhiêu cũng có cả. Anh cứ đi hỏi khắp các trang trại trong vòng 10 cây số vuông ở đây xem, có ai mà không biết cái uy thằng này.

Chưa hết nhé. Các tỉnh còn nhập về nhiều nữa. Hà Nội có nhà Dân Dậu ở Đông Anh, Bắc Giang có ông Cừ, ông Phong, Thái Nguyên có thằng Dũng, thằng Quý… Ngay như đêm nay, chờ một lúc nữa tôi cho các anh xem 2 xe tải bên Hà Nam sang đổ hàng cho tôi.

Ông già tôi làm nghề này từ năm 1989. Đẳng cấp làm thịt lơn sề thành thịt bò của tôi thế nào anh cứ hỏi trong giới buôn lợn, ai cũng biết”.

Lợn ốm chết, lợn bơm nước Lãng đều làm cả. Nhưng tuyệt kỹ của lò mổ ông chủ trẻ này là biến thịt lợn sề thành thịt bò, đặc biệt là lợn sề ốm chết.

Bằng chứng là đang nói chuyện với chúng tôi thì Lãng có điện thoại. A lô. Lợn chết à? Chọc tiết luôn đi rồi em cho quân lên chở. Chừng một tiếng đồng hồ sau, chiếc xe kéo xác lợn chết đã về đến cổng. Lãng phải cho quân “đánh” ngay bởi công nghệ biến thịt lợn chết thành "thịt bò" không thể để lâu được.

“Lợn chết hay sống thì cũng làm giả bò được hết, miễn là lợn sề. Tất nhiên chết rồi thì khó làm hơn do thịt bị nóng, lại khó đen. Tuy nhiên nếu mổ càng nhanh thì thịt càng thẫm màu, thường phải tưới thêm huyết bò vào thì mới giống hệt được”, vừa chỉ đạo đội quân “đánh hàng” Lãng vừa thao thao bất tuyệt.

Theo chủ lò mổ này, mỗi con lợn sề nặng chừng 2 tạ có thể “đánh” tới 70-80 kg “thịt bò”. Lợn sề sau khi mổ phanh được lóc thành từng mảng giao cho từng người tỷ mẩn kháy từng thớ thịt một.

Yêu cầu đầu tiên của nghề làm thịt bò giả là không được sót lại bất kỳ tí ti mỡ lợn nào. Thịt lợn sề lóc xong xếp gọn thành từng khối để chuyển sang giai đoạn làm màu và mùi.

Về màu, lợn sề nuôi lâu năm, thịt có màu thẫm rất rắn chắc và dai y như thịt bò, nếu được tưới huyết bò lên nữa thì gần như không thể phát hiện ra thịt lợn. Mùi cũng vậy, những “ảo thuật gia” ở lò mổ của Lãng sử dụng mỡ bò rán lên lấy nước mỡ thoa một lượt quanh thịt lợn, thế là thành mùi bò ngay.

{keywords}

Thịt lợn sề được xử lý để trở thành thịt bò

“Thịt mông, thịt vai thường làm bít tết. Còn là sườn thì làm giả thành dẻ sườn bò, các loại thịt vụn hơn thì dùng để giả làm loại thịt bóc từ bắp bò, chuyên ăn lẩu hoặc cho vào phở. Ăn “thịt bò” này có khi chất lượng còn hơn thịt bò thật vì thịt bò thật bây giờ toàn bị bơm nước cho sình lên.

Anh thử đi dọc từ Mỹ Hào lên tới Hà Nội xem, chẳng tìm đâu ra thịt bò, toàn là thịt lợn sề hết. Ở đây còn phát hiện không được nữa là vào quán. Vào đó họ dùng phẩm màu “hoa hiên” để nhuộm. Chỉ cần pha một thìa bột hoa hiên với nước rồi quét đều lên 2 mặt của thịt lợn sề, hay nhúng miếng thịt vào khoảng một phút thì lập tức có màu giống hệt thịt bò tươi.

Không biết người tiêu dùng đã phải ăn bao nhiêu thịt bò giả mà không hề hay biết? Còn chính quyền địa phương dường như cũng làm ngơ, mặc cho các chủ lò mổ lộng hành. Có lẽ là vì tiền. Nhìn ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi của một người trẻ như Lãng cũng đủ biết rồi.

Còn phở thì họ dùng maltol cho mất mùi lợn, lấy xương bò nấu chung với nước dùng, thành bò hết”, Lãng tự bao biện cho cái nghề của mình như thế.

Ông chủ lò mổ trẻ tuổi còn nói thêm, người làng Muộn Nọ có thể giàu là nhờ “ma mò”, nhờ vào độc chiêu biến thịt lợn thành thịt bò như thế.

Theo tìm hiểu của PV, làng Muộn Nọ có khoảng 40 cơ sở mổ lợn sề. Nếu thực sự như lời Lãng nói thì mỗi ngày ít nhất phải có vài chục tấn “thịt bò” làm từ lợn sề được tuồn ra ngoài tiêu thụ. Đáng nói hơn nữa, nghề siêu lợi nhuận này đã tồn tại ở Muộn Nọ từ hàng chục năm nay.

Kiểm dịch à? Đơn giản thôi

Càng đi sâu vào tìm hiểu công nghệ biến thịt lợn sề thành thịt bò chúng tôi càng tá hỏa khi chứng kiến những thủ thuật tinh vi của những ông chủ lò mổ và cánh thương lái.

Đầu mối tiêu thụ “thịt bò” làng Muộn Nọ chủ yếu là chợ, các thương lái giao hàng cho các quán ăn và các công ty. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đối với số lượng vận chuyển lớn, những ông chủ lò mổ hay cánh thương lái đến đánh hàng cũng đều bắt buộc phải có giấy kiểm dịch để vận chuyển.

{keywords}

Huyết bò được sử dụng để làm màu cho thịt lợn sề

Nhưng ai cấp giấy kiểm dịch cho thịt bò giả của họ?

“Cũng trục trặc, phức tạp lắm, nhưng nếu anh lấy hàng thì yên tâm, bọn tôi sẽ lo toàn bộ giấy tờ kiểm dịch. Làm nghề này lúc nào chả phải sắm vài bộ”, Lãng nói. Tôi hỏi sắm thế nào, ông chủ chuyên bò giả cười rất nhạt: Mua ở các cơ quan kiểm dịch chứ sắm ở đâu nữa. Một bộ có mấy chục ngàn thôi mà anh.

Để tìm hiểu thêm thông tin về kiểm dịch, chúng tôi tiếp cận thêm một ông chủ lò mổ chuyên làm giả bò tên Phúc, cũng ở làng Muộn Nọ.

Bằng kinh nghiệm của những người trực tiếp làm thịt bò giả ở làng Muộn Nọ thì cách phân biệt duy nhất là chọn những tảng thịt to mà mua, vì bò to hơn lợn.

Trong đường dây làm thịt bò từ thịt lợn sề Phúc khá có tiếng tăm, thường xuyên đánh hàng với số lượng lớn. Hai vợ chồng Phúc, người phụ trách địa bàn Hải Dương, Hải Phòng, người phụ trách Hưng Yên, Hà Nội, cứ thế thay nhau ngược xuôi giao hàng. Số lượng bao nhiêu cũng có thể đáp ứng.

Khi tôi ngỏ ý muốn nhận hàng tại Hà Nội, Phúc gật đầu đồng ý ngay. “Anh cần giao bao nhiêu cũng có, nếu số lượng nhiều bọn em có thể xem xét bớt giá một tý. Còn chuyện kiểm dịch thì không phải lo. Bọn em làm nghề này cả chục năm rồi. Giao hàng tận tay anh luôn, không phải lăn tăn gì cả, chợ đầu mối nào ở Hà Nội bọn em đều có thể giao đến tận nơi”.

Tiếp tục tìm hiểu chúng tôi chứng kiến, tất cả các hoạt động giết mổ, làm giả thịt bò đều diễn ra ban đêm.

Cổng làng Muộn Nọ tầm 4 giờ sáng, hàng chục chuyến xe tải rầm rập tuồn hàng tỏa đi giao cho các đầu mối. Thịt bò giả này ăn sẽ như thế nào? Cả Lãng và Phúc đều khẳng định: Nếu tinh một tý thì có thể phân biệt một 10 một 7, còn nếu bếp nấu cho gia vị khéo thì không ai biết được đâu.

Theo thời giá, mỗi kg thịt bò trên thị trường hiện có giá hơn 200 ngàn đồng, tuy nhiên giá “thịt bò” ở Muộn Nọ chỉ dao động từ 100 đến 130 ngàn là cùng.

“Bọn tôi mua lợn sề hơi giá chỉ 44-45 ngàn đồng/kg. Mỗi ngày đánh tầm 5-7 con. Về lóc nhặt cũng chỉ lấy 110-120 ngàn đồng đã lãi lớn rồi. Nếu anh trôi được hàng, bán được giá thịt bò thì đảm bảo không làm gì lãi bằng. Mỗi đợt tuồn tiêu thụ chừng 100 kg thì anh có thể lãi 18-20 triệu đồng dễ như trở bàn tay. Mình chỉ lừa đảo từ thịt lợn sang thịt bò thôi chứ có làm gì đâu”, Lãng động viên tôi “làm ăn” với gã.

Theo hạch toán, mỗi cân thịt bò giả tiêu thụ trót lọt có thể lãi ròng hơn 100 ngàn đồng. Những chủ lò mổ như Lãng, Phúc được tầm 30 ngàn/kg. Mỗi ngày lãi chục triệu bạc là chuyện bình thường.

Người tiêu dùng có thể phát hiện không? Tôi đã mang thử một miếng “thịt bò” ở làng Muộn Nọ đưa về Hà Nội nhưng hỏi ai cũng bảo đó là thịt bò, kể cả những tiểu thương ở chợ đầu mối.

 (Theo NNVN)