Không chỉ trưng bày nhiều sản phẩm công nghệ mới và độc đáo, CES 2015 còn là nơi những công nghệ tỏ ra rất tiềm năng.

{keywords}

CES 2015 diễn ra từ 6-9/1/2015 tại Las Vegas, Mỹ.

Đại học Harvard dự đoán rằng Internet of Things sẽ tạo ra một bước đột phá mới về kinh tế, nhưng tại triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2015 đang diễn ra tại Las Vegas (Mỹ) thì có vẻ như dự đoán này chưa thể hiện rõ ràng mấy. Hầu hết công nghệ mới được giới thiệu tại CES năm nay có thể dễ bị lãng quên về sau.

Xu hướng rõ ràng nhất hiện nay nằm ở các nhà sản xuất thiết bị khi đa số họ đều muốn thêm một bộ kết nối không dây, cảm biến và bộ xử lý vào thiết bị trong gia đình, từ bàn chải đánh răng, núm vú giả cho em bé cho đến xe đạp và các dụng cụ thể dục thể thao khác. Tất cả đều được kết nối với một ứng dụng ghi nhận dữ liệu. Công nghệ về nhận diện cử chỉ cũng tỏ ra rất ấn tượng nhưng lại không phải là công nghệ cần phải có. Các giải pháp tự động hóa thiết bị trong gia đình và một loạt thiết bị đeo cũng được trưng bày tại CES 2015.

Nếu thường xuyên theo dõi tin tức liên quan đến CES 2015 thì bạn hẳn "phì cười" trước cảnh tượng nhiều nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ngồi bệt xuống nền chỉ để chụp ảnh một chiếc máy pha cà phê có kết nối Internet.

Song rõ ràng là những trình diễn về IoT đang xuất hiện khắp nơi tại CES 2015.

Panasonic tổ chức một hội nghị hoành tráng hôm thứ Hai, trình diễn một thiết bị IoT bảo mật tại gia, trong khi đó người đồng hương Sharp trưng bày chiếc TV "gần đạt 8K" cho hình ảnh rất sống động và trong trẻo. Tuy nhiên, những kiểu công nghệ ấy thực sự khó níu chân người xem được lâu.

Và ngay khi bài viết này được xuất bản trên Computerworld thì CES 2015 vẫn chưa ghi nhận sự xuất hiện của một công nghệ nào thể hiện sự đột phá.

Nhưng CES năm nay cũng có vài điều thú vị. Có những diễn đàn đầy người tham dự, liên quan đến những công nghệ như sinh học, vật lý, cơ điện và phần mềm. Họ thấy được hiện có vô vàn thiết bị đeo và tưởng tượng ra một thứ gì đó hoàn toàn mới đang trỗi lên.

Vài nhà khoa học làm cho LifeQ đang nghiên cứu một thứ gì đó độc đáo. Công ty này không có công nghệ nào để trình diễn nên không có cánh phóng viên hay người tham dự đứng chờ tham dự hội thảo của họ. Nhưng LifeQ đang làm một dịch vụ là biến những thiết bị đeo, như là đồng hồ thông minh, thành thiết bị có thể cứu mạng sống của chúng ta.

LifeQ sử dụng dữ liệu y khoa thu thập từ khoảng 100-150 năm qua, mô tả cơ thể con người và sau đó kết nối các mô hình này với những dữ liệu đầu vào từ nhiều cảm biến, ông Riaan Conradie - người sáng lập LifeQ cho biết.

Một cảm biến quang học chiếu ánh sáng qua da ở nhiều bước sóng khác nhau. Có một số phân tử hấp thụ ánh sáng đó và có một mảng sáng phản chiếu lại. Từ những mẫu ánh sáng phản chiếu, chúng ta có thể tính ngược ra nhiều thông tin như độ Hb (độ đạm đồng), lượng đường trong máu, dữ liệu hô hấp và nhiều thông tin sức khỏe khác.

Những mẫu phân tích này cũng có thể quyết định mức độ stress và mức độ tập luyện thể dục, thể thao. Và bởi vì cơ thể người phản ứng khác nhau đối với từng loại thực phẩm mà chúng ta ăn và có thể biết được ai ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều carbon hydrate hay nhiều protein. Còn trước mắt, hệ thống này sẽ được dùng để chẩn đoán bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

Đến nay, LifeQ nhận được số vốn hỗ trợ khoảng 11 triệu USD và dự kiến tung ra dịch vụ này trong năm nay.

Các nhà sản xuất thiết bị đeo khác có thể tích hợp cảm biến quang học vào trong sản phẩm của họ. Dữ liệu sẽ được tải lên các đám mây điện toán, và dữ liệu kết quả sẽ đến được tay các nhà phát triển ứng dụng cũng như nhà sản xuất thiết bị.

Mô hình kinh doanh mà LifeQ đang đeo đuổi cũng cùng mục tiêu với kiểu mà nhà kinh tế học Michael Porter ở đại học Harvard và chủ tịch kiêm CEO của công ty làm về IoT là PTC, ông James Heppelmann, từng đề cập trong tạp chí Harvard Business Review gần đây.

Những nhà kinh tế trên nhận thấy IoT đang mở ra cánh cửa cho nhiều dịch vụ, sản phẩm mới như các loại hình hoạt động kinh tế mới khi mà các ngành công nghiệp và dịch vụ kết nối với nhau theo cách thức mới. Họ tin rằng điều đó sẽ tạo được một cú hích kinh tế thực sự.

Theo PCWVN/Computerworld