{keywords}
TikTok đang bị bủa vây bởi các ứng dụng tương tự lăm le soán ngôi

Vài tuần qua, câu chuyện TikTok được bán lại cho đại gia công nghệ Mỹ nào là chủ đề bàn tán sôi nổi của báo giới xứ cờ hoa. Sau khi từ chối lời đề nghị của Microsoft, ByteDance - công ty mẹ của TikTok đã đi đến đàm phán với Oracle trong một nỗ lực để không bị Tổng thống Donald Trump ‘tống cổ’ khỏi nước Mỹ.

Lý do mà cả Ấn Độ và Hoa Kỳ đưa ra là TikTok gặp vấn đề về lưu trữ thông tin người dùng và chuyển dữ liệu về cho Trung Quốc, dù CEO ByteDance liên tục phủ nhận những cáo buộc này. Đây là những điều không mới, nhưng thật lạ khi những ông lớn như YouTube hay Facebook đã phản ứng rất nhanh trước cái chết của TikTok.

Facebook đã đưa vào thử nghiệm Instagram Reels ở Mỹ vào tháng trước còn YouTube cũng vừa giới thiệu Shorts vào hôm qua ở thị trường Ấn Độ. Cả Reels và Shorts đều có tính năng giống hệt TikTok nhưng nhắm vào các thị trường mà nền tảng video dưới 15s này đang không còn quyền tự quyết.

Tại Việt Nam, nhà phát hành VNG cũng rất biết tranh thủ thời điểm để khởi kiện TikTok, đòi bồi thường 221 tỷ đồng vì vi phạm bản quyền âm nhạc. Đơn kiện đã được nộp lên Tòa án nhân dân TP.HCM từ giữa tháng trước. 

Tuy nhiên, theo ghi nhận của ICTNews, không hề có một công ty công nghệ Việt nào tung ra sản phẩm cạnh tranh với TikTok ở thời điểm này. Lý do phần vì TikTok vẫn có 10 triệu người dùng ở Việt Nam, nhưng quan trọng hơn là các startup Việt đã thua ngay trên sân nhà trước TikTok từ lâu.

Đó là bài học thất bại đau đớn của các startup non trẻ đứng sau Umbala và Muvik. Hai nền tảng Việt này, một đã từng gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam 2018, sản phẩm còn lại dù đã có hàng triệu người dùng nhưng vẫn bị TikTok đè bẹp bằng túi tiền không đáy của các nhà đầu tư Trung Quốc.

{keywords}
App Việt từng có thời cơ vươn mình, nhưng đã thua đau ngay trên sân nhà (ảnh chụp màn hình Shark Tank Việt Nam mùa 2)

Tạm gác lại câu chuyện quá khứ, cơ hội để các app Việt vươn lên khi TikTok đang lao đao là có. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những gì mà YouTube hay Facebook đã làm, để startup Việt nhảy vào cuộc chơi là quá khó khăn.

Trước hết, hệ sinh thái mà các công ty công nghệ Việt Nam tạo ra là không đủ. Do đó, sự xuất hiện của các ứng dụng Việt không tạo ra sự bùng nổ cần thiết để trở thành trào lưu trong một thời gian dài. Gapo (G-Group) hay Lotus (VCCorp) là những mạng xã hội Việt thấm thía nhất điều này, dù cả hai đều tạo sự chú ý tốt trong thời điểm ra mắt. Đến tháng 7/2020, Gapo đã công bố việc đạt 4 triệu người dùng, còn Lotus vẫn chưa đưa ra bất kì con số nào về số người sử dụng mạng xã hội này. 

Tiếp đó một startup phải sống đủ lâu bằng nền tảng số trước khi nghĩ đến chuyện thương mại hóa. Mocha (Viettel) hay 360Live (VNG) là những ứng dụng được đỡ đầu bởi các ông lớn vẫn còn phải loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán khó này, chứ chưa nói đến các startup Việt ‘sống dở chết dở’ vì bài toán chi phí vận hành và gọi vốn. Thậm chí, 360Live đến nay đã đóng cửa, còn mạng xã hội Mocha chủ yếu thu phí thông qua phim, ảnh qua dịch vụ keeng, với mức phí từ 5.000 đồng - 10.000 đồng/tuần.

Nhìn chung, TikTok hay bất cứ nền tảng xuyên biên giới nào cũng đều có thể gặp khó vì chính sách khác nhau của từng quốc gia trong cuộc chiến công nghệ đang căng thẳng hiện nay. Thế nhưng sẽ là một sự lãng phí thời cơ rất lớn nếu cứ để những làn sóng này trôi vụt qua ngay trước mắt các startup Việt mà không làm gì cả. 

Phương Nguyễn

Facebook Horizon: Thiên đường hay nhà tù số?

Facebook Horizon: Thiên đường hay nhà tù số?

Tham vọng đưa hàng tỷ người dùng vào thế giới thực tế ảo của Facebook đang hình thành từng ngày với viễn cảnh về một thế giới số hiển hiện trước mắt chúng ta.