Hồi còn đi làm cụ từng làm cán bộ quản lý, về hưu rồi vẫn sáng sáng đọc sách, tập thể dục thường xuyên nên trí lực, thể lực của cụ đều rất tốt, tuổi cao nhưng ít có bệnh tật trong người. 

Cụ bà đã mất cách đây mấy năm, cụ Thức sống một mình nên các con tìm người giúp việc đến đỡ đần cơm nước, chăm lo giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa cho cụ. Cô Luyến giúp việc 28 tuổi, đã qua 1 đời chồng, có một con trai 8 tuổi đang gửi bà ngoại dưới quê trông, cô lên thành phố làm việc kiếm tiền gửi về nuôi con.

Vì hoàn cảnh cô Luyến đặc biệt nên cụ Thức rất thương, tháng nào cũng cho cô nghỉ phép 1-2 lần, mỗi lần 1-2 hôm về quê với con cho trẻ con đỡ tủi. Bù lại lòng tốt của chủ, cô Luyến luôn hết lòng trong công việc, chăm sóc cụ Thức từng li từng tí, cô có về quê cũng làm thức ăn cất hộp đầy đủ 2 ngày, nào ruốc, nào cá kho, nào nem, nào gà hầm rau củ…

Nhà cửa cô dọn gọn gàng sạch sẽ, quần áo giặt giũ phơi phóng tinh tươm, dặn chủ đâu ra đấy rồi cô mới đi. Cụ Thức từ ngày có cô Luyến thì như trẻ ra đến chục tuổi, tinh thần lúc nào cũng vui phơi phới.

Cô Luyến rất cảm mến ông cụ. Trong mắt cô cụ Thức còn rất "thanh niên" chứ nào đã "thất thập cổ lai hy". Cho đến khi cụ Thức ngỏ ý muốn có cô ở lại cùng cụ dài lâu để bầu bạn, đăng ký kết hôn hẳn hoi, đón cả con trai cô ở quê lên ở cùng, cụ sẽ lo cho nó ăn học trên này, hai người tối lửa tắt đèn có nhau cho đến khi cụ chết thì một nửa ngôi nhà này cụ để lại cho cô, cô Luyến liền ưng thuận.

Song tình cảm hai người vấp phải sự phản đối của cả hai bên gia đình. Các con cụ Thức không đồng ý. Họ nói cụ già rồi sống được mấy nữa đâu, muốn có cô Luyến thì cứ để cô ở đấy phục vụ làm công ăn lương là được rồi, đăng ký kết hôn rồi dính líu tài sản làm gì cho mệt.

Gia đình cô Luyến ở quê cũng phản đối. Họ lo cô đã lỡ dở một lần, giờ lấy ông già tuổi ngoài 70 chỉ sợ chưa được mấy năm làm vợ đã lại thành góa bụa. Mẹ ở quê nằng nặc gọi cô về tìm mối để kết hôn. Cô Luyến không về mẹ cô sẽ từ mặt. Trong khi cụ Thức tuyên bố với các con đây là tình yêu đích thực, chẳng ai chăm cụ được tốt như cô và nếu nhân duyên này bị cấm cản cụ nguyện chết cho các con hiểu lòng mình.

Các chuyên gia nghiên cứu gia đình, xã hội cho rằng người già thuộc nhóm người cô đơn và dễ tổn thương trong xã hội vì khi một nửa kia của họ qua đời, họ không dễ tìm kiếm được ai khác làm người bầu bạn.

Con cái đều yên bề gia thất và có cuộc sống riêng, nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm thông cho nỗi cô đơn của bố mẹ già. Ít người đủ văn minh gật đầu cho các cụ "đi bước nữa", bởi bản thân việc đồng ý cho bố mẹ đi bước nữa cũng vấp phải nhiều khó khăn liên quan đến các quyết định về phân chia tài sản sau này.

Trường hợp của cụ Thức muốn chung sống cùng người có khoảng cách tuổi tác khá lớn so với mình còn vấp thêm khó khăn khác là đôi bên khó tìm được giải pháp hài hòa cho đời sống gối chăn phù hợp với tình hình sức khỏe tình dục của cả hai bên.

Dẫu vậy, các chuyên gia về hôn nhân - gia đình khuyên rằng, nên tìm kiếm cách giải quyết nhẹ nhàng và thỏa hiệp, tránh căng thẳng với các cụ, bởi quan trọng nhất vẫn là niềm vui tuổi già những năm tháng cuối đời.

Theo Dân Trí

Chồng chết lặng nghe sự thật sau lời tâm sự của vợ với tình già

Chồng chết lặng nghe sự thật sau lời tâm sự của vợ với tình già

Tôi chết lịm khi nghe em nũng nịu với tình già rằng: Con gái anh đã có người cho mang họ, mà cẩn thận lần sau đừng để tòi ra đứa nữa là không giấu được đâu!....