- Trong kho hàng lụp xụp, ẩm mốc bỏ hoang đã lâu của Công ty cổ phần vận tải xây dựng Phú Thọ, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cụ ông Vũ Đức Hoét (74 tuổi) ngày ngày tự mình lọ mọ lo từng bữa ăn, tấm áo …
Mở hộp sọ chữa bệnh rồi thiếu tiền ráp lại
Đắng lòng cậu bé học giỏi toàn diện đến trường trên xe lăn
Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 04/2013
Xin hãy cứu bé 9 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh!
Bệnh tim bẩm sinh, bé 2 tuổi mà không biết đứng
Ở cái xóm lao động này, ai cũng nghèo. Thế nhưng, khi nhắc đến cụ Hoét, người nào người nấy cũng bảo số cụ Hoét khổ lắm, thiếu ăn thiếu mặc thì còn được chứ thiếu tình cảm gia đình, thiếu anh em họ hàng thì cơ cực khổ sở lắm!
Đúng là số phận cụ Hoét khổ thật! Cụ sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình nhưng khi mới 4 tuổi, bố mất, mẹ đi bước nữa, họ hàng ai nấy đều nghèo nên không ai nhận nuôi. Cậu bé Hoét lúc ấy đi lang thang hết tỉnh này đến tỉnh khác, xin ăn xin mặc và phó mặc cho sự đưa đẩy của cuộc đời, số phận…
Bước chân lưu lạc đưa cậu bé Hoét đến đây. Được vài công nhân của nhà máy thương tình, cưu mang và cho ăn, cho ở. Thế nhưng, cũng chẳng ai dám nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi. Ai cũng nghèo, ai cũng khổ. Hoét cứ thế lớn lên bằng sự đùm bọc của mọi người, rồi cậu cũng trở thành công nhân của nhà máy với đồng lương bèo bọt.
Cụ Vũ Đức Hoét sống đơn độc trong nhà kho cũ |
Một thân một mình, khó khăn vất vả nhưng cụ Hoét khi đó chỉ nghĩ đơn giản: “Số mình vất vả, lại chỉ làm công nhân, giờ lấy vợ đẻ con thì vợ con mình cũng khổ, thôi thì…ở vậy”.
Nghĩ nào làm thế, chàng trai Hoét ở vậy một mình. Nhiều người mai mối, cũng có nhiều cô gái ngỏ ý yêu đương nhưng Hoét đều từ chối. Rồi số phận đưa đẩy, đến tuổi nghỉ hưu mà cụ Hoét vẫn một thân một mình, sống nhờ vào khu tập thể của công ty.
Hiện nay, khu tập thể của công ty đã dành cho các hộ gia đình công nhân sinh sống, chỉ còn mình cụ Hoét đơn độc, không nhà cửa, không người thân thích nên dù đã nghỉ hưu, công ty vẫn “ưu ái” cho cụ Hoét sống nhờ cái nhà kho cũ. Nhà kho rộng chừng 15m2 mục nát này cũ quá, mưa là ngập, nắng là ở trong mà cứ ngỡ ngoài đường. Thương tình, mới đây ban lãnh đạo công ty đã bàn nhau làm lại trần và tường nhà cho cụ Hoét ở. Ốm đau của cụ, công ty cũng ủng hộ mỗi người một chút, lo lắng, thuê người đi bệnh viện chăm cụ…
Mới đây nhất, thấy tuổi của cụ cao quá, một số đoàn thể địa phương tổ chức gom góp đưa cụ về quê Thái Bình và nhờ một số người tìm lại quê quán gốc gác họ hàng cho cụ Hoét. Thế nhưng, cả chuyến xe đưa cụ Hoét về quê, cụ tìm đến ngôi làng thuở xưa, tìm đến nhà các cháu chắt nhưng không ai nhận cụ. Có thể hoặc họ không nhớ hoặc cố tình không thừa nhận vì giờ cụ Hoét chẳng có sức khỏe, cũng chẳng có tài sản…
Hiện nay, mỗi tháng cụ Hoét có 1 triệu tiền lương hưu, cuộc sống đơn độc tằn tiện thì cũng đủ. Thế nhưng, đau yếu, đi bệnh viện thì toàn phải nhờ vào hàng xóm, của ít lòng nhiều, mỗi người cho một tí. Bệnh phổi hành hạ cụ đã lâu nhưng chẳng có tiền nên cũng chẳng thể chữa dứt điểm. Cứ trái gió trở trời là lại đau yếu, đi viện.
Mặt khác, cụ Hoét còn bị điếc, bị lòa, cuộc sống thường nhật khá khó khăn. Cũng may xóm giềng thương cụ, buổi trưa buổi tối đều có người sang nấu cho cụ bát cơm, tí rau luộc.
Cuộc sống cứ thế qua đi, con người ta dù khổ sở đơn độc nhưng vẫn phải tiếp tục sống. Chỉ mong sao cụ Hoét có đủ sức khỏe để tự lo được cơm ăn áo mặc cho mình. Hoặc giả, có tổ chức nào cưu mang con người đơn độc này, cho cụ hơi ấm gia đình thì quả là hạnh phúc!?
Nhân Ái
|