{keywords}
Cúm gia cầm lây lan ở châu Á và châu Âu. Ảnh: CNN

Đây là dấu hiệu cho thấy virus đang lây lan nhanh chóng trở lại.

Theo hãng tin CNN, sự lây lan của cúm gia cầm đã đặt ngành chăn nuôi gia cầm vào tình trạng báo động sau khi các đợt lây lan trước dẫn tới việc tiêu hủy hàng chục triệu con gia cầm. Các đợt bùng phát dịch thường dẫn tới các hạn chế thương mại. Nó cũng thu hút sự chú ý của các nhà dịch tễ học vì virus này có thể truyền sang người.

Tính từ đầu năm tới giờ, Trung Quốc đã báo cáo 21 ca nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 ở người, nhiều hơn cả năm 2020. OIE hồi đầu tuần này cho biết, giới chức Hàn Quốc cũng thông báo về một đợt bùng phát dịch cúm tại một trang trại có khoảng 770.000 con gia cầm ở Chungcheongbuk-do. Tất cả số gia cầm tại đây đều bị giết.

Cũng tại châu Á, Nhật đã báo cáo về đợt bùng phát dịch đầu tiên trong mùa đông 2021 tại một trang trại gia cầm ở phía đông bắc nước này. OIE đã xác nhận thông tin này và cho hay, kiểu huyết thanh trong đợt bùng phát này là H5N8.

Tại châu Âu, Na Uy thông báo cúm gia cầm chủng H5N1 bùng phát ở khu vực Rogaland trong đàn gia cầm gồm 7.000 con. Chính phủ Bỉ cũng cảnh báo về nguy cơ cúm gia cầm ngày càng tăng đồng thời yêu cầu người dân nhốt gia cầm trong nhà sau khi một biến thể có khả năng gây bệnh được phát hiện ở một con ngỗng trời gần Antwerp.

Trước đó, Pháp và New Zealand cũng có những động thái tương tự, lần lượt vào đầu tháng này và tháng 10.

Các đợt cúm gia cầm thường bùng phát vào mùa thu, do các loài chim hoang di cư làm lây lan virus. Cúm gia cầm không lây truyền qua việc ăn các sản phẩm từ gia cầm.

Hoài Linh

Trung Quốc phát hiện người đầu tiên mắc chủng cúm gia cầm hiếm gặp

Trung Quốc phát hiện người đầu tiên mắc chủng cúm gia cầm hiếm gặp

Trung Quốc vừa phát hiện một nam giới 41 tuổi là trường hợp người mắc một biến chủng cúm gia cầm hiếm gặp đầu tiên trên thế giới.