Họa sĩ Fujiko F. Fujio tên thật là Hiroshi Fujimoto, sinh ngày 1/12/1933 tại tỉnh Takaoka (Nhật Bản), mất năm 1996.

Ông là một trong những họa sĩ truyện tranh đã làm nên sự “vươn lên thần kỳ” của ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản, song hành cùng với đất nước.

Họa sĩ Fujiko F. Fujio

Doreamon là những câu chuyện đời thường và những phép màu hàm chứa ước mơ cháy bỏng của con người về một cuộc sống tốt đẹp mà tác giả Fujiko F. Fujio muốn gửi thông điệp đến các em thơ.

Tài năng hội họa sớm bộc lộ

Năng khiếu hội họa của ông được bộc lộ ngay từ khi còn bé. Chỉ mới học lớp 5, nhưng ông say mê truyện tranh và tự vẽ nhân vật theo quan sát và tưởng tượng của mình.

Về sau Fujimoto kể lại: "Ngay từ khi ấy, tôi đã có thói quen quan sát những hiện tượng xung quanh, cứ gì thấy thích thú là chép lại. Sau mới biết đó là một cách tích lũy tri thức giúp tôi có vốn để sáng tác Doraemon".

Đến khi học trung học cơ sở, ông bắt đầu vẽ manga cho một nhà xuất bản. Cùng với người bạn Motoo Abiko, cả hai đã cho ra đời tác phẩm đầu tay cùng bút danh là Tenshi Tama-chan.

Tuy nhiên, công việc đầu tiên mà Fujimoto khởi nghiệp lại không phải là vẽ manga. Trước khi quay lại với đam mê của mình, ông đã có một thời gian làm ở một công ty bánh kẹo, nhưng vì chấn thương nên phải nghỉ việc.

Năm 1954, ông quyết định đến Tokyo để trở thành họa sĩ chuyên nghiệp vẽ manga. Ông vừa học tập, vừa kiếm tiền bằng việc liên kết với các họa sĩ manga khác.

Trải qua nhiều khó khăn, với sự nỗ lực, kiên trì, kết hợp cùng người bạn Motoo Abiko, ông và bạn mình dần nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà xuất bản.

Năm 1963, Fujimoto Hiroshi đoạt giải Hoạt họa Nhi đồng của Nhà xuất bản Shogakukan dành cho truyện Susume Robot and Tebukuro Tecchan.

Bộ truyện tranh Doraemon - Chiếc vé thần kỳ của tuổi thơ

Doraemon ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12/1969. Nhân vật Doraemon được tác giả lấy ý tưởng từ hình ảnh con lật đật - món đồ chơi yêu thích của cô con gái nhỏ.

Đây là sản phẩm chung của ông và Motoo Abiko. Tuy nhiên chỉ có Fujimoto Hiroshi theo đuổi đến tập cuối cùng.

Năm 1988, hai ông ngừng hợp tác với nhau, do manga của Akibo chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto Hiroshi lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em.

Không gian bàn làm việc của tác giả Fujiko. Ảnh Cocomic

Những câu chuyện đời thường, những rắc rối rất trẻ con hay những chuyến phiêu lưu thú vị luôn gắn liền với nhiều bảo bối thần kì đã nhanh chóng tạo nên một hiện tượng văn hóa lớn không chỉ riêng ở Nhật, mà lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới.

Khi sáng tác Doraemon, không chỉ mang lại cho trẻ em niềm vui thông qua những câu chuyện tràn ngập tình nhân ái, hướng thiện, Fujimoto Hiroshi còn đưa không ít kiến thức khoa học lẫn khoa học viễn tưởng vào tác phẩm của mình.

Đến nay, khoa học bắt đầu hiện thực hóa những ý tưởng của ông.

Người họa sĩ sống mãi với tuổi thơ

\

Doraemon và những cuộc hành trình tuyệt vời

Với Doraemon, Fujimoto Hiroshi đoạt giải ưu tú của Hiệp hội Họa sĩ truyện tranh Nhật bản năm 1973, giải thưởng Văn hóa của thành phố Kawasaki năm 1981, giải Truyện tranh cho trẻ em năm 1982.

Cùng giải thưởng do Bộ trưởng Bộ giáo dục trao tặng năm 1992, giải thưởng truyện tranh Osamu Tezuka lần thứ nhất năm 1997...

Nhật bản còn cho xây dựng Bảo tàng Fujio F. Fujio vào ngày 03/9/2011 tại quận Tama, thành phố Kawasaki (ngoại ô Thủ đô Tokyo) có khuôn viên rộng 3.700 m2.

Tái hiện lại những không gian, vật dụng, nhân vật quen thuộc trong câu chuyện chú mèo máy nổi tiếng, trưng bày 50.000 tác phẩm tranh gốc của Fujimoto Hiroshi.

Khuôn viên của bảo tàng Fujiko F. Fujio. Ảnh luce

Doreamon và Nobita trên lưng chú khủng long trong khuôn viên bảo tàng

Một góc không gian trong bảo tàng

Bảo tàng Fujio F. Fujio ra đời vào đúng dịp sinh nhật chú Mèo Ú (3/9/2011) tại quận Tama, thành phố Kawasaki (ngoại ô Thủ đô Tokyo). Đây là nơi họa sĩ Hiroshi đã từng sống, làm việc và qua đời (1961-1996).

Nhân vật Doraemon của Fujiko F. Fujio là Đại sứ hoạt hình của Nhật Bản. Năm 2002, Doraemon được chọn vào danh sách “22 anh hùng châu Á” của tạp chí Time Asia.

Mới đây, chú mèo máy được công nhận là công dân của nước Nhật – một vinh dự hiếm hoi đối với một nhân vật truyện tranh.

Truyện tranh Doraemon đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ và phổ biến ở nhiều quốc gia khắp thế giới.

Fujimoto mắc bệnh khi bước sang tuổi 90, ông qua đời vào ngày 23/9/1996, thọ 93 tuổi.

Doraemon là tác phẩm thành công nhất của ông, tác phẩm kinh điển trở thành một trong những biểu tượng văn hóa hàng đầu Nhật Bản.

 

Kaito