- Theodore Osius, Đại sứ Mỹ tại VN đã khiến các quan khách trong hội trường ở hội trường Thống nhất (TPHCM) cười sảng khoái khi bài phát biểu của ông pha cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều đặn khi nói về một chương trình làm thay đổi quan hệ Việt - Mỹ bắt đầu cách đây 20 năm...

Bức thư đặc biệt của Việt Nam cho Tổng thống Obama

Thứ 7, đầu giờ chiều sớm, sảnh chính hội trường Thống nhất TPHCM bị "phong tỏa đặc biệt", khách thăm quan được mời đi lối sau để dành không gian cho một sự kiện đặc biệt : lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP).

Theodore Osius đã phải thú nhận rằng ông không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để bắt đầu năm 2015 - kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ - bằng cách chào mừng kỷ niệm 20 năm FETP, thậm chí còn gọi lễ kỷ niệm mà một sự kiện lịch sử.

{keywords}

Cách gọi của ông có lẽ không phải sự ưu ái ngôn từ thái quá. FETP xứng đáng được coi là chương trình có tầm nhìn, tạo ra những thay đổi lớn lao quan hệ Việt - Mỹ.

"Trong 20 năm qua, quan hệ hai nước chúng ta đã mở rộng để bao gồm rất nhiều các hoạt động, từ mối quan hệ thương mại phát triển nhanh chóng đến tăng cường hợp tác an ninh. Nhưng tôi tin rằng chính hợp tác của chúng ta trong lĩnh vực giáo dục đã giúp Mỹ và VN vạch ra lộ trình cho một mối quan hệ mới từ cách đây 20 năm" - Đại sứ Mỹ nói trước hàng trăm cựu sinh viên VN theo học tại FETP.

Có quá nhiều gạch đầu dòng nếu phải kể ra tên những người đi cùng FETP trong hai thập niên qua, trong đó phải kể đến những ủng hộ chính trị quan trọng, có tầm nhìn của các nhà lãnh đạo VN cũng như các nhà lãnh đạo Mỹ. 

Tụ hội trong buổi lễ kỷ niệm ở hội trường Thống nhất, những con người gắn bó với FETP đều không quên thời điểm lịch sử của chương trình này: được lên ý tưởng trước cả thời điểm Mỹ bỏ cấm vận kinh tế VN và bình thường hóa quan hệ.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, người gắn bó với FETP cả khi ông theo học tại Mỹ cũng như trong nhiệm kỳ công tác tại LHQ trong vai trò Đại sứ VN tại tổ chức quốc tế này, nhấn mạnh rằng có nhiều yếu tố cùng nhau đưa đến những tiến bộ trong hoạt động của FETP và quan hệ hai nước.

Sự ra đời của chương trình bắt đầu vào năm 1995 gắn liền với hoạt động của các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại VN là ông Thomas Vallely (Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard), ông John Kerry nay là Ngoại trưởng Mỹ và TNS, John McCain, chủ tịch UB quân lực của Thượng viện Mỹ.

"Chúng tôi còn nhớ từ các năm 1984-1985, ông Vallely liên hệ với ông Hoàng Bích Sơn, khi đó là Đại sứ, Đại diện thường trực VN tại LHQ - New York, cơ quan ngoại giao duy nhất của VN ở Mỹ vì lý bấy giờ hai nước chưa có quan hệ ngoại giao. 

Sau này ông Sơn làm Trưởng ban đối ngoại TƯ Đảng rồi chủ nhiệm UB Đối ngoại của QH. Ông Vallely muốn làm một điều gì đó về VN sau lần trở lại VN trước đó, chứng kiến các khó khăn kinh tế và hậu quả nặng nề của chiến tranh" - Thứ trưởng Ngoại giao kể lại.

Ông nhớ, trong những hoạt động đầu tiên, ông Vallely và Viện Đại học Harvard nghiên cứu về kinh tế VN đã đưa ra nhiều đề xuất sâu sắc, thẳng thắn. 

Kết quả tổng hợp lớn đầu tiên là cuốn "Theo hướng rồng bay" hoàn thành vào năm 1994, trong đó các tác giả ứng dụng lý thuyết kinh tế thị trường còn mới mẻ ở VN để giới thiệu những cân đối cơ bản của một nền kinh tế thị trường có nghĩa là gì trong điều kiện cụ thể ở VN, từ đó đề xuất những chính sách về kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành với hoài bão là VN sẽ biến những tiềm năng có thực, rất đáng trân trọng của mình thành một con rồng như hiện tượng một số con rồng ở Đông Á lúc bấy giờ.

{keywords}

"Ngay từ những ngày tháng ban đầu, còn nhiều khó khăn khi ấy, các lãnh đạo VN và TPHCM đã quan tâm, thậm chí đặt hàng cụ thể với Viện Đại học Harvard. Với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyên Cơ Thạch đã mời, tạo điều kiện cho công việc của nhóm nghiên cứu.

Theo chúng tôi được biết, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao đã rất quan tâm, đọc cuốn "Theo hướng rồng bay", tôi còn nhớ đôi lần được Bộ Ngoại giao phân công đi dịch trong những trao đổi đoàn của ông Đào Duy Tùng, bấy giờ là Thường trực Ban Bí thư với nhóm nghiên cứu. 

Các nhà lãnh đạo VN mong muốn VN không chỉ thoát nghèo nàn, mà còn sớm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sánh vài các cường quốc năm châu như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh" - ông Trung kể lại.

Từ kinh nghiệm của các nước về vai trò của giáo dục đại học có chất lượng cao trong phát triển kinh tế và thực tế ở VN, đã xuất hiện ý tưởng về chương trình trao đổi giáo dục Fulbright với VN được ông Vallely thúc đẩy, các TNS Kerry, Mc Cain ủng hộ, được Chính phủ VN đồng ý để bắt đầu từ năm 1991-1992, trước cả khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với VN.

"Chương trình ra đời trong bối cảnh đó, được sự ủng hộ của Chính phủ VN, trong đó có sự quan tâm trực tiếp của nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, và của các đồng chí lãnh đạo TPHCM. Điều đáng ghi nhận chương trình chủ yếu do người VN quản lý, phần lớn các giảng viên, cán bộ là người VN, như phía Mỹ nêu là trong một mục tiêu ngay từ đầu" - Thứ trưởng phát biểu.

Tầm nhìn 20 năm kế tiếp

{keywords}

Trong 20 năm kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, ngoài chính trị, kinh tế với những thành tựu hợp tác mang tính dẫn dắt, chi phối chung, giáo dục có thể được là lĩnh vực nổi bật nhất trong quan hệ Việt - Mỹ. Một thế hệ người Việt được đào tạo tại Mỹ ngày càng lớn mạnh. Tại Mỹ hiện có hơn 16.500 sinh viên VN theo học tại các trường đại học của nước này, đứng thứ 8 trong số các nước có nhiều du học sinh nhất theo học tại Mỹ.

Ngoài gần 1200 học viên theo học chương trình FEPT tại VN, chương trình Fulbright - một chương trình được thành lập nhiều tháng trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ - cũng là một điểm sáng. Đại sứ Mỹ cho hay, có hơn 600 cựu sinh viên của chương trình Fulbright, trong đó có nhiều người đã trở thành lãnh đạo ở khắp VN, cả ở cấp cao.

Với FEPT, không ít nhà lãnh đạo VN còn tham gia cả ở kênh giảng dạy và đối thoại chính sách như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch MTTQ VN đương nhiệm Nguyễn Thiện Nhân là một trong những thầy giáo đầu tiên của chương trình này.

Tháng 6/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án thành lập Trường Đại học Fulbright VN theo loại hình trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; do Quỹ tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) đầu tư tại TP.HCM. 

Quỹ tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) do ông Thomas Vallely làm chủ tịch, "kiến trúc sư trưởng” của FEPT từ 20 năm trước. 20 năm sau, ông tiếp tục một con đường rộng hơn với tất cả những người bạn tri thức Việt - Mỹ đông đảo.

Như Đại sứ Theodore Osius nói sau 20 năm, họ lại cùng ngồi lại để trao đổi về con đường mà hai nước sẽ tiếp tục cùng đi trong 20 năm tiếp theo. Như Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đặt bút ký xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013, hai nhà lãnh đạo đã đặt ngoại giao giáo dục làm trung tâm quan hệ của hai nước trong thế kỷ 21.

  • Xuân Linh