Ngày nay, cứu hỏa đã trở thành một dịch vụ kinh doanh với sự tham gia của nhiều công ty tư nhân. Họ cung cấp đầy đủ cả máy móc và lính cứu hỏa cho công tác dẹp hỏa hoạn.

Vụ cháy Rim Fire vào mùa hè năm đã được ghi vào sách kỷ lục của Mỹ khi hàng trăm lính cứu hỏa cùng với máy dập lửa, máy bay, trực thăng, xe ủi được huy động.  Đây là vụ cháy lớn thứ 3 trong lịch sử bang California. Hàng trăm dặm vuông đất đã bị thiêu rụi trong khi hơn 100 triệu USD phải chi ra để khắc phục sự cố.

Cứu hỏa hiện đang là một ngành đắt đỏ và nó đã biến thành lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền với sự tham gia của nhiều công ty tư nhân. Giờ đây, các công ty này trang bị cho cơ quan chịu trách nhiệm về hỏa hoạn mọi thứ, từ máy móc đến nhân lực. Hiện khách hàng lớn nhất và đóng góp nhiều nhất cho trong ngành công nghiệp triệu đô này là Cục kiểm lâm Hoa Kỳ.

Việc bùng nổ thị trường kinh doanh cứu hỏa đã gây ra không ít tranh cãi. Nhiều người đặt nghi vấn rằng tại sao việc quản lý hỏa hoạn tại khu vực công cộng lại được chuyển giao cho các công ty tìm kiếm lợi nhuận? Điều mà nhiều người lưu tâm là những công ty này đang trông chờ lợi ích từ vấn nạn môi trường.

{keywords}


Hỏa hoạn đang là một vấn đề nan giải và nghiêm trọng tại Mỹ trong thời buổi biến đổi khí hậu phức tạp hiện nay. Hàng năm, Cục Kiểm lâm chi 100 triệu USD mỗi tuần cho công tác chữa cháy.  Năm 1991, khoản chi phí này ngốn mất 13% ngân sách của Cục. Nhưng đến năm 2012, con số đó vọt lên hơn 40%.  Trong những năm gần đây, cơ quan này thường xuyên phải chi vượt mức kế hoạch. Tháng 8 vừa qua, Cục công bố đang cắt giảm 600 triệu USD từ các lĩnh vực chi tiêu khác khác để hỗ trợ cho công tác cứu hỏa.
 
Thực tế là khi mà tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động cứu hỏa càng gia tăng, thì càng nhiều tiền chảy vào túi các công ty tư nhân. Trong một số năm trở lại đây, những doanh nghiệp này ngốn mất hơn 40% tổng chi của Cục kiểm lâm cho hoạt động cứu hỏa.
 
HungNinh (Theo Salon)