Các nhà khoa học Anh và Thuỵ Sỹ tuyên bố đã tìm ra một loại siêu kháng thể có khả năng chống lại mọi loại cúm A đầu tiên trên thế giới.
TIN LIÊN QUAN
Theo công trình nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Express, các thí nghiệm trên chuột nhiễm cúm cho thấy, "siêu kháng thể" mới có thể được sử dụng như một biện pháp chữa trị khẩn cấp.
Phát hiện trên làm dấy lên hy vọng về sự ra đời của "một loại vắc-xin chung", có thể chống lại mọi loại cúm. Nhiều nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đẫ và đang nỗ lực tìm ra một siêu kháng thể như vậy. Tuy nhiên, hàng năm, các nhà khoa học vẫn phải điều chế một loại vắc-xin mới chống cúm do sự biến đổi của các những virus gây bệnh.
Trong giới chuyên gia từng có ý kiến cho rằng, một số người mắc cúm H1N1 có thể phát triển trạng thái "siêu miễn dịch" đối với việc lây nhiễm các dạng cúm khác.
Hãng thông tấn BBC đưa tin, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y học quốc gia Anh ở Mill Hill, London đã cùng các đồng nghiệp tại Thuỵ Sỹ nghiên cứu hơn 100.000 mẫu tế bào miễn dịch từ các bệnh nhân nhiễm cúm hoặc dùng vắc-xin chống cúm. Họ đã phân lập một kháng thể có tên gọi FI6, nhằm tấn công haemagglutinin - một protein được tìm thấy trên bề mặt của mọi loại virus gây cúm A.
Khi các chuột thí nghiệm được cho sử dụng FI6, kháng thể này đã bảo vệ chúng hoàn toàn trước virus H1N1. Và ngay cả những con chuột được tiêm FI6 tới 2 ngày sau khi cho nhiễm virus H1N1, chúng vẫn hồi phục và sống sót.
Giáo sư Antonio Lanzavecchia, giám đốc Viện nghiên cứu thuốc sinh học ở Thuỵ Sỹ, nhận định: "Là kháng thể đầu tiên và duy nhất tấn công tất cả các dạng virus cúm A đã biết, FI6 cho thấy một lựa chọn chữa trị mới vô cùng quan trọng".
Tuy nhiên, FI6 mới chỉ là kháng thể, không phải vắc-xin. Lí do là vì, vắc-xin có chức năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể người tự sản sinh ra kháng thể. Dẫu vậy, John Skehel - một thành viên nhóm nghiên cứu người Anh khẳng định, việc khám phá ra cấu trúc và cách tương tác của kháng thể này với haemagglutinin sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển một loại vắc-xin chống mọi loại cúm trong tương lai, dù triển vọng đó "chắc chắn sẽ mất nhiều năm".
Thanh Bình
TIN LIÊN QUAN
Theo công trình nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Express, các thí nghiệm trên chuột nhiễm cúm cho thấy, "siêu kháng thể" mới có thể được sử dụng như một biện pháp chữa trị khẩn cấp.
Phát hiện trên làm dấy lên hy vọng về sự ra đời của "một loại vắc-xin chung", có thể chống lại mọi loại cúm. Nhiều nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đẫ và đang nỗ lực tìm ra một siêu kháng thể như vậy. Tuy nhiên, hàng năm, các nhà khoa học vẫn phải điều chế một loại vắc-xin mới chống cúm do sự biến đổi của các những virus gây bệnh.
Trong giới chuyên gia từng có ý kiến cho rằng, một số người mắc cúm H1N1 có thể phát triển trạng thái "siêu miễn dịch" đối với việc lây nhiễm các dạng cúm khác.
Hãng thông tấn BBC đưa tin, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y học quốc gia Anh ở Mill Hill, London đã cùng các đồng nghiệp tại Thuỵ Sỹ nghiên cứu hơn 100.000 mẫu tế bào miễn dịch từ các bệnh nhân nhiễm cúm hoặc dùng vắc-xin chống cúm. Họ đã phân lập một kháng thể có tên gọi FI6, nhằm tấn công haemagglutinin - một protein được tìm thấy trên bề mặt của mọi loại virus gây cúm A.
Khi các chuột thí nghiệm được cho sử dụng FI6, kháng thể này đã bảo vệ chúng hoàn toàn trước virus H1N1. Và ngay cả những con chuột được tiêm FI6 tới 2 ngày sau khi cho nhiễm virus H1N1, chúng vẫn hồi phục và sống sót.
Giáo sư Antonio Lanzavecchia, giám đốc Viện nghiên cứu thuốc sinh học ở Thuỵ Sỹ, nhận định: "Là kháng thể đầu tiên và duy nhất tấn công tất cả các dạng virus cúm A đã biết, FI6 cho thấy một lựa chọn chữa trị mới vô cùng quan trọng".
Tuy nhiên, FI6 mới chỉ là kháng thể, không phải vắc-xin. Lí do là vì, vắc-xin có chức năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể người tự sản sinh ra kháng thể. Dẫu vậy, John Skehel - một thành viên nhóm nghiên cứu người Anh khẳng định, việc khám phá ra cấu trúc và cách tương tác của kháng thể này với haemagglutinin sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển một loại vắc-xin chống mọi loại cúm trong tương lai, dù triển vọng đó "chắc chắn sẽ mất nhiều năm".
Thanh Bình