Là những công ty đa quốc gia, có trụ sở đặt ở nhiều nơi, chính vì thế các công ty công nghệ như Facebook, Google hay Apple dễ dàng lợi dụng sự sơ hở về luật của nước này để né thuế ở nước kia. Chính phủ các nước đang đau đầu vì những ông lớn này lại đóng góp một phần rất nhỏ.

Đường vòng né thuế

Là một cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới song Google đang gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ ở châu Âu vì số thuế chi ra quá ít ỏi mà Google đang đóng cho thị trường này. Theo Bloomberg,  số tiền khổng lồ 12 tỉ USD đã được Google di chuyển tới một công ty ở Bermuda, qua một chi nhánh có tên Google Netherlands Holdings BV ở Hà Lan. Bằng cách chuyển này, Google đã trốn 2,4 tỷ USD tiền thuế trên toàn cầu trong năm 2014.

Tháng trước, Google cũng bị điều tra do đã trốn đóng thuế ở Anh trong vòng 10 năm, bị truy thu 130 triệu bảng Anh, tương đương 187 triệu USD. Ngoài châu Âu, các nghị sỹ Australia mấy tuần gần đây đã đặt câu hỏi liệu Google đã nộp đủ thuế ở nước này hay chưa.

{keywords}
Google bị dư luận lên án vì trốn thuế

Theo số liệu do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), các chi nhánh của Alphabet, công ty mẹ của Google ở nước ngoài đang nắm giữ số tiền 43 tỉ USD chưa bị đánh thuế. 

Không chỉ Google mà nhiều công ty lớn khác như Apple, Microsoft cũng đang trốn thuế bằng biện pháp này. Apple vẫn đang trốn thuế nhờ nắm giữ tiền mặt ở nước ngoài mà chưa chuyển về Mỹ. Apple hiện đang nắm giữ khoảng 181 tỷ USD tiền mặt ở nước ngoài, thống kê cho biết hãng sản xuất smartphone này sẽ phải trả 59,2 tỷ USD nếu chuyển số tiền đó về.

Ngoài Apple, Microsoft cũng là tên tuổi lớn của làng công nghệ đang trốn thuế bằng cách tương tự, với lượng tiền mặt ở nước ngoài lên đến 108 tỷ USD.

Đầu tháng 4, ba tập đoàn Apple, Google và Microsoft bị Văn phòng Sở Thuế Australia (ATO) kiểm toán để phục vụ cho cuộc điều trần của Thượng viện nước này. Kết quả, năm 2014, ba hãng đạt khoản lợi nhuận rất cao tại Australia, nhưng lại không công bố cụ thể số tiền chuyển ra nước ngoài.

Hiện có khoảng trên 2 nghìn tỷ USD lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia như: Silicon, Microsoft, Apple, Google… được cất giấu ở nước ngoài.

Thiên đường thuế

Chiến thuật mà những ông lớn công nghệ như Google, Facebook hay Apple,… sử dụng dựa trên cái gọi là “Chuyển giá” (Transfer Pricing), là những giao dịch trên giấy tờ giữa những công ty con, nhằm chuyển giao số thu nhập đến những quốc gia có mức thuế thấp, trong khi phí tổn lại rơi vào những quốc gia có mức áp thuế cao hơn. Những mánh lới kiểu này gây tổn hại cho chính quyền Hoa Kỳ 60 tỷ USD mỗi năm.

{keywords}
Đường vòng né thuế của Google

Google đã lợi dụng một loại cơ cấu thuế có tên là “Double Irish” và “Dutch Sandwich” ở Ireland, khi cho phép chuyển tiền từ một chi nhánh của Google ở Ireland sang một chi nhánh của Google ở Hà Lan, mà về thực chất được đặt ở Bermuda là nơi không có thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này giúp cho Google “tiết kiệm” được 2,4 tỉ USD. 

Trong những năm qua, phần lớn lợi nhuận mà người khổng lồ công nghệ đã được chuyển hết sang… Bermuda. Trong năm 2015, Alphabet công bố thuế suất trung bình mà công ty phải đóng ở thị trường ngoài Mỹ chỉ là 6,3%.

{keywords}
Số tiền thuế đóng góp ít ỏi của Apple

Trong số những công ty con của Apple ở nước ngoài, chi nhánh có tên Apple Operations International (AOI) tại Ireland là đáng kể nhất. Thông qua chi nhánh này, Apple đã đàm phán được mức thuế thu nhập đặc biệt dưới 2%/năm. Với doanh thu khoảng 30 tỉ USD trong giai đoạn 2009-2012, lại chưa hề khai báo thuế ở Ireland, Mỹ hay bất cứ nước nào khác trong năm năm qua.

Chi nhánh của Apple tại Ý cùng một số giám đốc đã bị cán bộ thuế tại đây điều tra về hành vi trốn thuế và thiếu trung thực khi khai báo về tổng doanh thu trong 5 năm. Ngày 30/12 vừa qua, Apple đã đồng ý nộp 350 triệu USD cho các khoản phạt thuế trong 5 năm từ 2008 đến 2013 và tiến hành ký kết hiệp ước mới về tài chính vào đầu năm 2016.

Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, cũng đang rục rịch một kế hoạch tương tự như những gì Google đã làm, nhằm chuyển phần lợi nhuận thu được từ Ireland đến Cayman Islands.

Nam Hải