Toát mồ hôi với chứng nghiện mua sắm của các “chân dài”. (Ảnh có tính chất minh họa) |
Những “chân dài” chuyên đào mỏ
Không cao ráo, đẹp trai nhưng có gu thời trang, khéo ăn nói và đặc biệt mạnh tay đầu tư cho các cuộc tình, Nam khiến không ít cô gái chạy theo dài gót trong đó My - bạn gái của cậu bây giờ.
Ban đầu, Nam bị cuốn hút bởi vẻ hiền lành, đáng yêu và ngây thơ của My, nhưng càng yêu, Nam càng cảm thấy ngột ngạt, khó chịu vì những đòi hỏi vô lý của bạn gái mình.
Cô bé xinh xắn, dễ thương chỉ thích dùng hàng hiệu đắt tiền, ăn uống ở nhà hàng, khách sạn và vui chơi, tiệc tùng ở những chốn xa hoa. Để chiều lòng nàng, chàng không ngần ngại đáp ứng đủ cả, hết tổ chức liên hoan, sinh nhật tại các vũ trường, quán bar nổi tiếng, lại chở nàng đi mua sắm ở bất cứ đâu nàng thích.
Có lần, Nam chở người yêu đến tiệm ăn nhỏ trên phố, lập tức nàng xa xẩm mặt mày, quay ra giận dỗi: “Anh đi ăn một mình đi, ngồi ở cái quán lụp xụp, chật chội như thế em thấy xấu hổ lắm, bạn bè nhìn thấy nó lại chọc quê cho. Em bắt taxi về trước đây” – chàng kể.
Vừa bực mình vừa sốc với thái độ của người yêu nhưng không muốn to tiếng nơi đông người, Nam cố gắng giải thích và thuyết phục mà bạn gái chẳng chịu nghe, cô lại còn dọa chia tay nếu hai người không cùng quan điểm nên đành vét hết số tiền để đưa nàng vào nhà hàng.
Còn Trang – bạn gái của Tú (sinh viên năm 4 – ĐH Thăng Long) lại là tín đồ chăm sóc sắc đẹp. Tháng nào, Tú cũng phải chở nàng đi spa, mua mỹ phẩm, quần áo, giày dép để phục vụ cho công cuộc gìn giữ nhan sắc.
Đôi lần, Tú khuyên người yêu nên hạn chế để tiết kiệm tiền vào việc khác thì Trang lại ngọt ngào: “Xấu nàng thì hổ ai? Người yêu xinh đẹp anh có thích không? Chẳng lẽ lại để người ta chê em như quạ miễu lại xấu hình ảnh của anh”.
Biết nàng kỹ tính nên mỗi khi chọn quà, Tú thường mua đồ hiệu và phải đúng sở thích của Trang thì cô mới vui vẻ, còn không lại khó chịu, tức tối, kiếm cớ cãi nhau.
Tú tâm sự: “Hôm Valentine, mình mua một bộ mỹ phẩm đắt tiền tặng người yêu nhưng vì không phải hãng mà cô ấy thích nên tỏ vẻ giận dỗi, trách móc, những lúc như thế rất mệt mỏi”.
“Chân dài” của Ngọc Huy (ĐH Kiến trúc Hà Nội) ngoài khoản mê shopping, chăm làm đẹp còn có thói quen sở hữu tiền bạc, và đồ đạc giá trị của bạn trai.
Từ laptop, máy ảnh, điện thoại đến các tài khoản ngân hàng của Huy đều bị người đẹp quản lý. Không thoải mái vì phải dùng chung đồ, Huy đành sắm cho nàng những vật dụng tương tự, chuyển khoản cho người yêu mỗi khi cần để khỏi phiền nhiễu. Tưởng như vậy là “thoát nạn”, ai ngờ khi có đồ riêng rồi, Lan – người yêu Huy vẫn chứng nào tật ấy, thường xuyên “rút ví” bạn trai để tiêu tiền phung phí khiến “đại gia” sinh viên nhiều lúc phải đau đầu vì tiền.
Và các “chúa Chổm”
Dốc hết hầu bao để chiều lòng người đẹp, mạnh tay tổ chức tiệc tùng ở bar nọ, sàn kia và chuyển khoản cho nàng đi spa, shopipng để tút tát nhan sắc, nhiều “đại gia” sinh viên bỗng chốc trắng tay thậm chí nợ như “chúa Chổm” sau những cuộc tình chóng vánh.
Để chi trả cho tình phí đắt đỏ, có khi Nam tiêu hết số tiền ăn và phụ phí của cả tháng, những lúc bí bách Nam gọi điện về xin bố mẹ các khoản tiền “ma”, khi thì tiền liên hoan lớp, lúc thì tiền học thêm tiếng Anh, tiền chứng chỉ tiếng Hàn…v.v.
Xin bố mẹ nhiều không được, lấy khoản nọ bù vào khoản kia chẳng xong, Nam – "đại gia khoa Quốc tế" đành “muối mặt” đi vay nợ khắp nơi.
Khi người yêu xinh đẹp biết tin chàng nợ nần, cũng là lúc “tình yêu đẹp” cuốn gói theo người mới. “Nghe đâu bạn trai mới của My cũng là thiếu gia nổi tiếng ăn chơi, có thế mới biết mình bị lợi dụng chứ yêu đương gì. Bây giờ sợ cái mác “chân dài, hot girl” rồi” – cậu chàng ngậm ngùi.
Cùng cảnh ngộ như Nam, Huy (ĐH Kiến trúc Hà Nội) hiện đang rơi vào cảnh “tiền hết, tình tan”, thêm cả khoản nợ chồng chất do bạn gái để lại.
Tự do lấy tiền của Huy tiêu xài hoang phí, người yêu Huy còn vay mỗi chỗ một khoản, từ vài trăm ngàn đến vài triệu, đến khi chia tay rồi bạn bè vẫn đến đòi khiến Huy chỉ muốn “độn thổ”.
Huy bức xúc: “Cô ấy đem tiền của mình đi chơi bời, mua sắm đủ kiểu, đã thế lại còn vay cả bạn bè của mình để tiêu riêng mà không hề cho mình biết. Chia tay rồi mà vẫn có người đến đòi mình, gọi điện nói cô ấy thì cô ấy thản nhiên: “Bạn của anh thì anh đi mà trả, em bây giờ không còn liên quan”. Thực sự mình không còn biết nói gì nữa, đành chấp nhận thôi!”.
Vẫn “tay trong tay”, mặn nồng nhưng Tú (sinh viên ĐH Thăng Long) lúc nào cũng ngập đầu trong công việc.
Ngày nào, Tú cũng một buổi đến trường, một buổi đi dạy thêm, có tuần còn dạy cả thứ 7, chủ nhật.
Theo Tú., đi gia sư để kiếm tiền trang trải tình phí, vì sau rất nhiều lần giận dỗi, cãi cọ vì chuyện làm đẹp của người yêu, Tú cảm thấy quá mệt mỏi, không muốn tranh luận thêm nữa, đành chọn cách làm thêm để chiều nàng. Nhiều lúc túng thiếu, cậu vẫn phải mượn tiền bạn để đưa người yêu đi ăn, đi chơi và mua sắm.
Anh chàng lo ngại: “Mình yêu thật lòng, nhưng cũng cần bạn gái hiểu và thông cảm, tiền có bao nhiêu tiêu cũng hết. Còn chuyện chăm chút cho người yêu đẹp lên ai cũng muốn nhưng liệu đẹp mình có giữ nổi không? Bởi thế, có những lúc mình muốn dừng lại vì quá sức chịu đựng.”
Nhiều “đại gia” sinh viên khốn khổ trong túng thiếu, nợ nần vì trót yêu phải những cô nàng chân dài khéo “đào mỏ”. Tình yêu đó tỉ lệ thuận với độ dày của ví tiền, khi tiền đầy túi, tình đầy tim, còn khi tiền hết cũng đồng nghĩa với tình tan.
Không cao ráo, đẹp trai nhưng có gu thời trang, khéo ăn nói và đặc biệt mạnh tay đầu tư cho các cuộc tình, Nam khiến không ít cô gái chạy theo dài gót trong đó My - bạn gái của cậu bây giờ.
Ban đầu, Nam bị cuốn hút bởi vẻ hiền lành, đáng yêu và ngây thơ của My, nhưng càng yêu, Nam càng cảm thấy ngột ngạt, khó chịu vì những đòi hỏi vô lý của bạn gái mình.
Cô bé xinh xắn, dễ thương chỉ thích dùng hàng hiệu đắt tiền, ăn uống ở nhà hàng, khách sạn và vui chơi, tiệc tùng ở những chốn xa hoa. Để chiều lòng nàng, chàng không ngần ngại đáp ứng đủ cả, hết tổ chức liên hoan, sinh nhật tại các vũ trường, quán bar nổi tiếng, lại chở nàng đi mua sắm ở bất cứ đâu nàng thích.
Có lần, Nam chở người yêu đến tiệm ăn nhỏ trên phố, lập tức nàng xa xẩm mặt mày, quay ra giận dỗi: “Anh đi ăn một mình đi, ngồi ở cái quán lụp xụp, chật chội như thế em thấy xấu hổ lắm, bạn bè nhìn thấy nó lại chọc quê cho. Em bắt taxi về trước đây” – chàng kể.
Vừa bực mình vừa sốc với thái độ của người yêu nhưng không muốn to tiếng nơi đông người, Nam cố gắng giải thích và thuyết phục mà bạn gái chẳng chịu nghe, cô lại còn dọa chia tay nếu hai người không cùng quan điểm nên đành vét hết số tiền để đưa nàng vào nhà hàng.
Còn Trang – bạn gái của Tú (sinh viên năm 4 – ĐH Thăng Long) lại là tín đồ chăm sóc sắc đẹp. Tháng nào, Tú cũng phải chở nàng đi spa, mua mỹ phẩm, quần áo, giày dép để phục vụ cho công cuộc gìn giữ nhan sắc.
Đôi lần, Tú khuyên người yêu nên hạn chế để tiết kiệm tiền vào việc khác thì Trang lại ngọt ngào: “Xấu nàng thì hổ ai? Người yêu xinh đẹp anh có thích không? Chẳng lẽ lại để người ta chê em như quạ miễu lại xấu hình ảnh của anh”.
Biết nàng kỹ tính nên mỗi khi chọn quà, Tú thường mua đồ hiệu và phải đúng sở thích của Trang thì cô mới vui vẻ, còn không lại khó chịu, tức tối, kiếm cớ cãi nhau.
Tú tâm sự: “Hôm Valentine, mình mua một bộ mỹ phẩm đắt tiền tặng người yêu nhưng vì không phải hãng mà cô ấy thích nên tỏ vẻ giận dỗi, trách móc, những lúc như thế rất mệt mỏi”.
“Chân dài” của Ngọc Huy (ĐH Kiến trúc Hà Nội) ngoài khoản mê shopping, chăm làm đẹp còn có thói quen sở hữu tiền bạc, và đồ đạc giá trị của bạn trai.
Từ laptop, máy ảnh, điện thoại đến các tài khoản ngân hàng của Huy đều bị người đẹp quản lý. Không thoải mái vì phải dùng chung đồ, Huy đành sắm cho nàng những vật dụng tương tự, chuyển khoản cho người yêu mỗi khi cần để khỏi phiền nhiễu. Tưởng như vậy là “thoát nạn”, ai ngờ khi có đồ riêng rồi, Lan – người yêu Huy vẫn chứng nào tật ấy, thường xuyên “rút ví” bạn trai để tiêu tiền phung phí khiến “đại gia” sinh viên nhiều lúc phải đau đầu vì tiền.
Và các “chúa Chổm”
Dốc hết hầu bao để chiều lòng người đẹp, mạnh tay tổ chức tiệc tùng ở bar nọ, sàn kia và chuyển khoản cho nàng đi spa, shopipng để tút tát nhan sắc, nhiều “đại gia” sinh viên bỗng chốc trắng tay thậm chí nợ như “chúa Chổm” sau những cuộc tình chóng vánh.
Để chi trả cho tình phí đắt đỏ, có khi Nam tiêu hết số tiền ăn và phụ phí của cả tháng, những lúc bí bách Nam gọi điện về xin bố mẹ các khoản tiền “ma”, khi thì tiền liên hoan lớp, lúc thì tiền học thêm tiếng Anh, tiền chứng chỉ tiếng Hàn…v.v.
Xin bố mẹ nhiều không được, lấy khoản nọ bù vào khoản kia chẳng xong, Nam – "đại gia khoa Quốc tế" đành “muối mặt” đi vay nợ khắp nơi.
Khi người yêu xinh đẹp biết tin chàng nợ nần, cũng là lúc “tình yêu đẹp” cuốn gói theo người mới. “Nghe đâu bạn trai mới của My cũng là thiếu gia nổi tiếng ăn chơi, có thế mới biết mình bị lợi dụng chứ yêu đương gì. Bây giờ sợ cái mác “chân dài, hot girl” rồi” – cậu chàng ngậm ngùi.
Chiều lòng người đẹp, “đại gia” sinh viên dốc hầu bao tổ chức sinh nhật tại vũ trường. (Ảnh có tính chất minh họa) |
Cùng cảnh ngộ như Nam, Huy (ĐH Kiến trúc Hà Nội) hiện đang rơi vào cảnh “tiền hết, tình tan”, thêm cả khoản nợ chồng chất do bạn gái để lại.
Tự do lấy tiền của Huy tiêu xài hoang phí, người yêu Huy còn vay mỗi chỗ một khoản, từ vài trăm ngàn đến vài triệu, đến khi chia tay rồi bạn bè vẫn đến đòi khiến Huy chỉ muốn “độn thổ”.
Huy bức xúc: “Cô ấy đem tiền của mình đi chơi bời, mua sắm đủ kiểu, đã thế lại còn vay cả bạn bè của mình để tiêu riêng mà không hề cho mình biết. Chia tay rồi mà vẫn có người đến đòi mình, gọi điện nói cô ấy thì cô ấy thản nhiên: “Bạn của anh thì anh đi mà trả, em bây giờ không còn liên quan”. Thực sự mình không còn biết nói gì nữa, đành chấp nhận thôi!”.
Vẫn “tay trong tay”, mặn nồng nhưng Tú (sinh viên ĐH Thăng Long) lúc nào cũng ngập đầu trong công việc.
Ngày nào, Tú cũng một buổi đến trường, một buổi đi dạy thêm, có tuần còn dạy cả thứ 7, chủ nhật.
Theo Tú., đi gia sư để kiếm tiền trang trải tình phí, vì sau rất nhiều lần giận dỗi, cãi cọ vì chuyện làm đẹp của người yêu, Tú cảm thấy quá mệt mỏi, không muốn tranh luận thêm nữa, đành chọn cách làm thêm để chiều nàng. Nhiều lúc túng thiếu, cậu vẫn phải mượn tiền bạn để đưa người yêu đi ăn, đi chơi và mua sắm.
Anh chàng lo ngại: “Mình yêu thật lòng, nhưng cũng cần bạn gái hiểu và thông cảm, tiền có bao nhiêu tiêu cũng hết. Còn chuyện chăm chút cho người yêu đẹp lên ai cũng muốn nhưng liệu đẹp mình có giữ nổi không? Bởi thế, có những lúc mình muốn dừng lại vì quá sức chịu đựng.”
Nhiều “đại gia” sinh viên khốn khổ trong túng thiếu, nợ nần vì trót yêu phải những cô nàng chân dài khéo “đào mỏ”. Tình yêu đó tỉ lệ thuận với độ dày của ví tiền, khi tiền đầy túi, tình đầy tim, còn khi tiền hết cũng đồng nghĩa với tình tan.
- Thu Thảo