Ngày 6/6 (giờ Việt Nam), người dân khắp nơi trên thế giới đã thỏa lòng khi chiêm ngưỡng được “đại tiệc” thiên văn xảy ra “lần cuối trong đời người”, đó là sao Kim đi ngang qua Mặt trời hay còn gọi sự đi qua của sao Kim (Venus Transit).
Venus Transit rất hiếm gặp bởi lần kế kế tiếp xảy ra hiện tượng này là vào ngày 11/12/2117. Khi hiện tượng Venus Transit xảy ra, sao Kim như một chấm đen tròn nhỏ lướt từ từ qua đĩa sáng của Mặt trời.
Theo tạp chí Discovery, các nhà thiên văn học cho biết sao Kim mất khoảng 6 giờ 45 phút để “khiêu vũ” qua Mặt trời. Quá trình Venus Transit trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn “xâm nhập từ bên ngoài”, tức sao Kim chạm vào đĩa Mặt trời, bắt đầu từ 22:03 giờ GMT (tức 05:03 giờ VN). Khoảng 18 phút sau đến giai đoạn “xâm nhập nội” – khoảnh khắc sao Kim vừa di chuyển hết vào bên trong đĩa Mặt trời.
Giai đoạn 3 xảy ra vào khoảng 04:30 giờ GMT (tức 11:30 giờ VN), sao Kim chạm vào ranh giới đĩa Mặt trời khi hành tinh này bắt đầu đi ra ngoài Mặt trời. Và buổi “khiêu vũ”của sao Kim kết thúc khi di chuyển ra khỏi đĩa Mặt trời, vào khoảng 11:48 giờ VN.
Vệ tinh SDO của NASA chụp được Venus Transit hôm 5-6. |
Hiện tượng Venus Transit xảy ra lần cuối trong thế kỷ 21, vào ngày 5 và 6/6/2012 tùy thuộc vào múi giờ các nước. Rấc tiếc, phần lớn khu vực Nam Mỹ và Tây Phi không nhìn thấy được hiện tượng này, trích thông tin trên tờ Guardian (Anh).
Tại Mỹ, Bắc và Trung Mỹ quan sát được Venus Transit vào lúc Mặt trời lặn hôm 5/6/2012. Tại Úc, New Zealand, Nam Thái Bình Dương, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Đông Phi, các nước bán đảo Scandinavia (Bắc Âu), Tây Âu quan sát được hiện tượng này vào lúc Mặt trời mọc ngày 6/6/2012.
Tại Việt Nam, người xem may mắn quan sát được gần như toàn bộ quá trình xảy ra Venus Transit từ lúc Mặt trời mọc khoảng 05:03 tới gần 11:48 giờ VN ngày 6/6/2012.
Dưới đây là những hình ảnh cho thấy không khí háo hức của người dân khắp nơi trên thế giới khi “tận mắt” chiêm ngưỡng “đại tiệc” thiên văn sao Kim đi ngang qua Mặt trời ngày 5-6/6/2012:
Chủ tịch Hiệp hội thiên văn Mexico Armando Higareda quan sát Venus Transit tại lâu đài Chapultepec ở thủ đô Mexico City hôm 5-6. |
Một bạn trẻ Mexico tò mò quan sát Venus Transit hôm 5/6 tại lâu đài Chapultepec. |
Chụp lại khoảnh khắc sao Kim đi ngang qua Mặt trời hôm 5-6 tại lâu đài Chapultepec. |
Sao Kim đi ngang qua Mặt trời trên bầu trời thủ đô Mexico City. |
Học sinh trung học Hàn Quốc háo hức xem Venus Transit tại Bảo tàng Khoa học quốc gia Gwacheon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc vào sáng 6/6. |
Vệ tinh SDO, NASA chụp sao Kim đi ngang qua Mặt trời hôm 5-6. |
Sao Kim đi ngang qua Mặt trời được quan sát tại Hồng Kông sáng 6/6. Ảnh: AP |
Khoảnh khắc bé gái tươi cười khi xem Venus Transit hôm 5/6 tại thành phố Medellin, miền trung Columbia. |
Chàng thanh niên này cũng thế, rất phấn khởi khi xem Transit hôm 5/6 tại thành phố Medellin, Columbia. |
Sao Kim đi ngang qua Mặt trời trên bầu trời thành phố Sydney, Úc hôm 5/6. Ảnh: AP |
Anh Joshua Howes, từ New York đeo kính bảo hộ đặc biệt xem Venus Transit hôm 5-6 tại thành phố New York, Mỹ. |
Quang cảnh Venus Transit trên bầu trời công viên Riverside, New York hôm 5-6. |
Venus Transit trên bầu trời thành phố Orange, California, Mỹ hôm 5-6. |