Tiếng tăm trùm khắp ba quân

Theo sách Võ nhân Bình Định, Võ Văn Dũng (một số sách chép là Vũ Văn Dũng), người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, Bình Định. Ông sinh năm Canh Ngọ (1750), mất năm Tân Sửu (1841).

Ông là danh tướng gắn liền với phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và phò giúp triều đại Tây Sơn, một trong những vị tướng tài ba của nghĩa quân Tây Sơn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, được ca ngợi là vị tướng đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng.

Theo sách Nhà Tây Sơn, để thực hiện giấc mơ trở thành cao thủ võ học, ông nuôi chí đi xa tìm thầy giỏi. Năm 20 tuổi, Võ Văn Dũng theo một người buôn ngựa vào Phú Yên, gặp được võ sư họ Lương, vốn dòng dõi Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa, xin làm đệ tử.

Khi gia nhập quân Tây Sơn, Võ Văn Dũng được cho là "quán quân / bách chiến khởi Tây thùy" - tiếng tăm Võ Văn Dũng trùm khắp ba quân / Trăm trận đánh nổi lên từ bờ cõi phương tây. Nguyễn Nhạc từng ca ngợi ông: "Phá giặc ở trong núi thì dễ / Thắng được cây đao của Võ Văn Dũng mới khó".

Ông đã cùng vua Quang Trung- Nguyễn Huệ và danh tướng Trần Quang Diệu lo nhiệm vụ tổ chức về quân sự. Từ việc lập chiến khu đến huấn luyện binh sĩ, ông làm rất chu toàn. Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Võ Văn Dũng giữ trách nhiệm phòng thủ vùng Tây Sơn thượng.

Ông còn theo vua Quang Trung lập nhiều chiến công trên chiến trường: Vào Nam đánh quân Xiêm, ra Bắc đánh quân Thanh. Trong lần đại phá quân Thanh xâm lược, Võ Văn Dũng là đại tướng quân, đánh đồn Khương Thượng vào tết Kỷ Dậu năm 1789.

Sau khi vua Quang Trung lên ngôi, Vũ Văn Dũng được phong làm Tư khấu, rồi tới Đô đốc và đỉnh cao là được phong tước Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận Công thần Vũ Quốc công. Ông cùng 6 người nữa là Trần Quang Diệu, Vũ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Lộc trở thành "Tây Sơn thất hổ tướng".

Sách Nhà Tây Sơn cũng chép rằng Võ Văn Dũng không chỉ là hổ tướng trên chiến trường mà ông còn là nhà ngoại giao giỏi với hai lần đi sứ nhà Thanh (các năm 1789 và 1791), thiết lập mối bang giao hòa hiếu sau chiến thắng Kỷ Dậu 1789.

Khởi công xây dựng công trình Đền thờ Võ Văn Dũng

Cuối tháng 10 vừa qua, tại thôn Phú Lâm, xã Tây Phú (huyện Tây Sơn), Sở VH&TT Bình Định đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng. Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ca ngợi công đức của Đại tư đồ Võ Văn Dũng.

{keywords}
Tượng Đại tư đồ Võ Văn Dũng trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định).

Đồng thời nhấn mạnh, Đền thờ Võ Văn Dũng là một công trình trọng điểm của tỉnh nhằm tỏ lòng tri ân, tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công với đất nước; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở VH&TT (đơn vị chủ đầu tư), các đơn vị thi công xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, tiến độ và đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.

Theo thiết kế quy hoạch chi tiết, Đền thờ Võ Văn Dũng được đầu tư xây dựng trên tổng quy mô sử dụng đất đã phê duyệt 1,05 ha, gồm các hạng mục: Đền thờ, nhà vọng cảnh, nhà bia, nhà quản lý, nhà luyện võ, cổng tam quan, sân vườn, tường rào, cổng ngõ, bãi đậu xe… với tổng kinh phí đầu tư 14,7 tỷ đồng. Dự kiến thời gian hoàn thành và đưa vào hoạt động Đền thờ trong tháng 7/2022.

Theo sách Võ nhân Bình Định, Võ Văn Dũng (một số sách chép là Vũ Văn Dũng), người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, Bình Định. Ông sinh năm Canh Ngọ (1750), mất năm Tân Sửu (1841). 

Sau khi được Nguyễn Nhạc mời tham gia khởi nghĩa, ông cùng Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu lo nhiệm vụ tổ chức về quân sự. Từ việc lập chiến khu đến huấn luyện binh sĩ, ông làm rất chu toàn. Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Võ Văn Dũng giữ trách nhiệm phòng thủ vùng Tây Sơn thượng.

Ông còn theo vua Quang Trung lập nhiều chiến công trên chiến trường: Vào Nam đánh quân Xiêm, ra Bắc đánh quân Thanh. Trong lần đại phá quân Thanh xâm lược, Võ Văn Dũng là đại tướng quân, đánh đồn Khương Thượng vào tết Kỷ Dậu năm 1789.

Sau khi vua Quang Trung lên ngôi, Vũ Văn Dũng được phong làm Tư khấu, rồi tới Đô đốc và đỉnh cao là được phong tước Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận Công thần Vũ Quốc công. Ông cùng 6 người nữa là Trần Quang Diệu, Vũ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Lộc trở thành "Tây Sơn thất hổ tướng".

Sách Nhà Tây Sơn cũng chép rằng Võ Văn Dũng không chỉ là hổ tướng trên chiến trường mà ông còn là nhà ngoại giao giỏi với hai lần đi sứ nhà Thanh (các năm 1789 và 1791), thiết lập mối bang giao hòa hiếu sau chiến thắng Kỷ Dậu 1789.

Thu Hiền