Nếu bạn phóng to điểm giữa của tấm ảnh đoạt giải này, bạn sẽ thấy một thứ có lẽ bạn không nghĩ là mình sẽ có thể thấy được: chấm nhỏ đó là một nguyên tử duy nhất. Bạn có thể nhìn rõ hơn trong hình dưới đây:

Nguyên tử stronti đang phát ra ánh sáng, sau khi nó được kích thích bởi tia laser. Tấm ảnh kỳ diệu này đã đoạt giải nhiếp ảnh trao bởi Hội đồng Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa học Vật lý Vương quốc Anh (EPSRC). Họ vừa mới công bố giải thưởng này hồi giữa tháng Ba và người có được vinh dự đó là nhiếp ảnh gia David Nadlinger, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Oxford.

"Thật thú vị khi tìm ra được một bức ảnh tạo được ấn tượng với người khác rằng tôi đã bỏ ra nhiều ngày nhiều đêm để mà thực hiện dự án này", Nadlinger nói với trang báo Gizmodo. Phần tuyệt vời nhất đối với anh là "cơ hội để kích thích người khác hứng thú với nghiên cứu của mình, thích hơn là trúng giải rất nhiều". Anh kích thích người xem cũng giống như cách ánh sáng laser kích thích nguyên tử kia vậy.

Anh Nadlinger nhốt giữ một nguyên tử trong trạng thái này để phục vụ dự án lớn hơn của mình, dự án về tính toán lượng tử. Ánh đèn laser chiếu vào sẽ khiến nguyên tử phóng ra hạt photon ánh sáng, có thể chụp được nhờ khả năng phơi sáng.

Có hơn 100 dự án (đều được EPSRC cấp quỹ nghiên cứu – EPSRC là nơi cung cấp quỹ chính cho nghiên cứu khoa học vật lý tại Vương quốc Anh) nộp ảnh lên để dự thi, nhưng tấm ảnh của anh Nadlinger nổi bật hơn cả. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những bài dự thi còn lại xấu đâu nhé!

Bạn hãy tự kiểm chứng:

Hình dáng khác nhau của một số loại polymer

Quan sát "hành vi" của bong bóng xà phòng để nghiên cứu cấu trúc của bọt.

Một lõi khí gas được bao bọc bởi một lớp vỏ sinh học.

Một con robot đang "tự sướng".

Cấu trúc nhôm được in 3D, tạo nên nhằm mục đích có được một vật chất vừa nhẹ lại vừa cứng cáp nhất có thể.

Một cái "bát sinh học" có thể được dùng để đưa thuốc vào trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Theo GenK