Tổ chức Y tế Thế giới báo động những công dân Hy Lạp đang tự lây nhiễm HIV để được nhận tiền trợ cấp.
Báo cáo của WHO trích dẫn từ một báo cáo trong tháng 10 năm 2011 lấy từ nguồn Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần (UMHRI ), trong đó cho biết, họ có nguồn tin đáng tin cậy rằng, một số người nghiện ma túy đã cố tình lây nhiễm HIV để lấy 1.400 Euro trong hai tháng.
UMHRI cho rằng việc tự lây nhiễm HIV này cũng giúp họ được tiếp cận nhanh hơn với các chương trình cai nghiện mà bình thường họ phải chờ đợi từ 3 đến 4 năm.
Tuy vậy, trong báo cáo tháng 9 của WHO đã có sự nhầm lẫn gây tranh cãi "Tỉ lệ HIV và nghiện ma túy đang tăng đột ngột, với một nửa số người tự lây nhiễm HIV để lấy 700 euro mỗi tháng và tiến gần hơn đến chương trình cai nghiện".
Thay vào đó, WHO cho rằng hơn nửa người nhiễm HIV của Hy Lạp do tiêm chích ma túy.
"WHO thừa nhận không có bằng chứng để chứng minh có những người tự ý lây nhiễm ngoài những trường hợp điển hình".
WHO đã chú ý đến tỉ lệ lây nhiễm HIV tăng 52% trong năm 2011, phần lớn thuộc về những người đã tiêm chích ma túy.
Mặc dù báo cáo này sai, khía cạnh khác của bản báo cáo cũng vẽ lên một bức tranh đáng báo động về tình hình sức khỏe bị tác động do khủng hoảng kinh tế Châu Âu.
Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp của Hy Lạp đứng đầu Châu Âu, khủng hoảng nợ công làm cho nền kinh tế kiệt quệ và gần như hoàn toàn bị tách ra khỏi khối đồng Châu Âu thịnh vượng.
Theo báo cáo của WHO, tỉ lệ tự tử ở Hy Lạp tăng 17% từ năm 2007 đến 2009 và sau đó tăng thêm 25% vào năm 2010, sau năm 2011 nó tăng đột biến lên 40%.
Tỉ lệ thất nghiệp của Hy Lạp đang đứng ở mức báo động là 26,9%, cao nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nước này cũng đã buộc phải thực hiện các biện pháp cắt giảm ngân sách nặng nề nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách và tiếp tục nhận được hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Theo WHO, các dịch vụ y tế ở Hy Lạp đã bị giảm tới 40% do các bệnh viện cắt giảm ngân sách trầm trọng, và khoảng 26.000 nhân viên y tế và bác sĩ sẽ bị mất việc làm.
Một cuộc khảo sát gần đây về thu nhập và điều kiện sống ở Hy Lạp cho thấy từ năm 2007 tới năm 2009, số người không tới khám bác sĩ trong điều kiện cấp thiết đã tăng lên tới 15%.
Báo cáo đưa ra kết luận "Những con số bất lợi này ở Hy Lạp cảnh báo nguy hiểm đối với các nước đang phải đối mặt với tình trạng đói kém như ở Tây Ban Nha, Ireland và Ý. Nó cũng chỉ ra cho chúng ta thấy, cần phải có biện pháp giúp đỡ các chính phủ thiếu tiền mặt có thể củng cố tài chính mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào y tế".
Trần Linh (Theo Foxbusiness)