- Ông Mạc Xuân Nguyên, một trong 7 hộ dân khởi kiện
hành chính UBND huyện Nam Trà My và kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại bảo rằng
ông sẵn sàng bán hết gia sản còn lại để đeo đuổi đến cùng vụ kiện.
Vụ 7/18 hộ dân ở thôn 6, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) khởi kiện hành chính UBND huyện và tập đoàn điện lực VN (EVN) được nhiều người quan tâm.
Long đong phận người
Lật giờ ký ức của mình, ông Hoàng Ngọc Trác cũng
như 18 hộ dân nơi miền rừng Trà Dơn này vẫn chưa quên ký ức kinh hoàng những
ngày đầu lên lập làng định cư tại nơi thâm sơn cùng cốc này.
“Những năm 76-77, ai ở dưới đồng bằng nghe nói lên Trà Dơn - Tắk Pỏ là rùng mình. Bởi đây là vùng rừng núi heo hút. Chỉ có một số anh em công nhân sau khi hoàn thành mở con đường từ Trà My lên Tắk-pỏ quyết định ở lại Trà Dơn lập nghiệp…” - ông Trác nhớ lại.
“Những năm 76-77, ai ở dưới đồng bằng nghe nói lên Trà Dơn - Tắk Pỏ là rùng mình. Bởi đây là vùng rừng núi heo hút. Chỉ có một số anh em công nhân sau khi hoàn thành mở con đường từ Trà My lên Tắk-pỏ quyết định ở lại Trà Dơn lập nghiệp…” - ông Trác nhớ lại.
Toàn cảnh phiên toà xét xử người dân đi kiện UBND huyện Nam Trà My. |
Thôn 6 xã Trà Dơn bây giờ là ngôi làng của những
công nhân mở đường sau giải phóng ở lại. Trong ký ức mờ xa, ông Trác bảo hồi
đó bất kể ai lên đây cũng đều dính sốt rét. Nhiều người không trụ nổi đã bỏ
về. Thậm chí có người bỏ mạng vì lam sơn chướng khí, đến bây giờ chỉ còn lại
hơn 20 hộ bám trụ lập làng.
“Cái tên làng Nước Xa là do bà con tui ở đây đặt. Làng nằm bên con suối và xa vời vợi với đồng bằng. Cách đây hơn 20 năm, ai dưới đồng bằng nói lên Nước Xa là lè lưỡi lắc đầu. Hồi đó khổ lắm, người chết vì sốt rét không kịp đưa đi cấp cứu nhiều vô kể. Nhưng dần rồi cũng qua…” - ông Phạm Đức kể.
Còn bà Trương Thị Thương thì kể những ngày gian khó ngay tại toà mà như khóc: “Hồi đó chẳng thấy ai lên đây giành đất. Giữa rừng núi anh em công nhân ở lại phải tự lo cái ăn, rồi chống chọi với bệnh tật, khai hoang đất đai để lập làng đến nay đã hơn 30 năm. Rứa mà đùng một cái, ruộng vườn, nhà cửa chưa kịp di dời đã bị thuỷ điện Sông Tranh 2 nhấn chìm. Hỏi răng không đau, không xót…”.
“Cái tên làng Nước Xa là do bà con tui ở đây đặt. Làng nằm bên con suối và xa vời vợi với đồng bằng. Cách đây hơn 20 năm, ai dưới đồng bằng nói lên Nước Xa là lè lưỡi lắc đầu. Hồi đó khổ lắm, người chết vì sốt rét không kịp đưa đi cấp cứu nhiều vô kể. Nhưng dần rồi cũng qua…” - ông Phạm Đức kể.
Còn bà Trương Thị Thương thì kể những ngày gian khó ngay tại toà mà như khóc: “Hồi đó chẳng thấy ai lên đây giành đất. Giữa rừng núi anh em công nhân ở lại phải tự lo cái ăn, rồi chống chọi với bệnh tật, khai hoang đất đai để lập làng đến nay đã hơn 30 năm. Rứa mà đùng một cái, ruộng vườn, nhà cửa chưa kịp di dời đã bị thuỷ điện Sông Tranh 2 nhấn chìm. Hỏi răng không đau, không xót…”.
'Con kiến đi kiện củ khoai'
Không chấp nhận mất đất, mất nhà khi chưa kịp di chuyển đã bị nước lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 nhấn chìm vào cuối năm 2011, 18 hộ dân gồng gánh kéo nhau lên núi tá túc và đồng loạt gửi đơn khiếu nại đến các cấp chính quyền địa phương.
Sau nhiều lần giải quyết, 11 hộ dân đã chấp nhận tiền đền bù. Còn lại 7 hộ dân không chấp nhận và họ đã cùng nhau đệ đơn ra toà khởi kiện UBND huyện Nam Trà My và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong 7 hộ dân nộp đơn ra toà khởi kiện có 7 vụ kiện hành chính đối với UBND huyện Nam Trà My và 7 vụ kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại do tích nước lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 gây thiệt hại tài sản.
Ông Mạc Xuân Nguyên, một trong 7 hộ dân khởi
kiện hành chính UBND huyện Nam Trà My và kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại
bảo rằng ông sẵn sàng bán hết gia sản còn lại để đeo đuổi đến cùng vụ kiện.
Qua hai tuần xét xử từ ngày 9-7 đến 17-7, Hội
đồng xét xử tuyên buộc UBND huyện Nam Trà My phải có trách nhiệm ban hành
quyết định thu hồi đất và áp giá bồi thường theo đúng quy định hiện hành.
Trong những ngày tới, TAND huyện Nam Trà My tiếp
tục xét xử 8/9 vụ án của 9 hộ dân khởi kiện yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt
Nam đền bù thiệt hại tài sản vì đã tích nước hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2
gây hư hỏng toàn bộ tài sản của người dân
Trước đó, vào chiều 10/7, TAND huyện Nam Trà My đã xét xử vụ án tranh chấp dân sự giữa hộ gia đình ông Hoàng Ngọc Trác kiện EVN bồi thường hơn 138 triệu đồng vì đã làm ngập nhà, gây thiệt hại tài sản…
Kết thúc phiên xử, HĐXX tuyên EVN không có trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 138 triệu đồng cho hộ gia đình ông Trác vì lỗi này thuộc về nguyên đơn do không chịu di dời tài sản.
Luật sư Bùi Bá Dũng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các hộ dân khởi kiện EVN cho rằng các cơ quan chức năng cần phải xem xét, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự chủ đầu tư thuỷ điện Sông Tranh 2 vì đã tích nước gây thiệt hại tài sản với tội danh: huỷ hoại tài sản công dân.
Trước đó, vào chiều 10/7, TAND huyện Nam Trà My đã xét xử vụ án tranh chấp dân sự giữa hộ gia đình ông Hoàng Ngọc Trác kiện EVN bồi thường hơn 138 triệu đồng vì đã làm ngập nhà, gây thiệt hại tài sản…
Kết thúc phiên xử, HĐXX tuyên EVN không có trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 138 triệu đồng cho hộ gia đình ông Trác vì lỗi này thuộc về nguyên đơn do không chịu di dời tài sản.
Luật sư Bùi Bá Dũng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các hộ dân khởi kiện EVN cho rằng các cơ quan chức năng cần phải xem xét, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự chủ đầu tư thuỷ điện Sông Tranh 2 vì đã tích nước gây thiệt hại tài sản với tội danh: huỷ hoại tài sản công dân.
Tuy nhiên, yêu cầu của luật sư đã bị Hội đồng
xét xử bác vì cho rằng không có cơ sở để xem xét.
“Chúng tôi sẽ chống án và tiếp tục hành trình
đi tìm công lý ở toà cấp cao hơn…” - ông Trác nói.
Còn ông Nguyên cho hay: “Chúng tôi có thể mất tất cả, nhưng với vụ kiện đòi quyền và lợi ích hợp pháp này sẽ kiên quyết đeo đuổi đến cùng…”.
Vũ Trung
Còn ông Nguyên cho hay: “Chúng tôi có thể mất tất cả, nhưng với vụ kiện đòi quyền và lợi ích hợp pháp này sẽ kiên quyết đeo đuổi đến cùng…”.