- Nhiều năm qua, người dân làng cổ Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) phải qua sông bằng thuyền nan và dây thừng. Ngôi làng cổ này nằm ngay cửa ngõ Thủ đô...
Từ nhiều năm nay, người dân làng cổ Cự Đà vượt sông bằng thuyền nan và... dây thừng. |
Nổi tiếng là một ngôi làng cổ có hàng ngàn năm tuổi, Cự Đà được biết đến với nghề làm tương, miến, bánh đa…, và là ngôi làng đầu tiên trong cả nước được đánh số, treo biển tên như phố.
Thế nhưng, nhiều năm nay, người dân làng cổ phải chung sống với cảnh ô nhiễm môi trường khủng khiếp.
Con sông Nhuệ chảy qaa Cự Đà nhiều năm nay bị ô nhiễm trầm trọng... |
Chiếc dây mong mang được chăng ngang sông. |
Hầu hết, nước thải làng nghề, nước thải sinh hoạt của các vùng lân cận không được xử lý xả thẳng ra sông Nhuệ khiến dòng sông biến màu đen kịt, cùng với mùi hôi thối bốc lên nồng nặc trong những ngày nắng nóng.
“Hàng xóm” của Cự Khê là xã Tả Thanh Oai. Hàng ngày, người dân hai xã giao lưu, qua lại với nhau bằng phương tiện là chiếc thuyền nan với đoạn dây thừng bắc ngang sông.
Đoạn dây này được cột ở hai bờ. Người qua lại lần theo chiếc dây này để vượt sông.
Theo người dân: từ nhiều năm nay, người dân vẫn qua sông bằng phương tiện này.
“Ngày trước, sông Nhuệ chưa bị ô nhiễm, nó còn thơ mộng, trong xanh, người già, trẻ em… ngày ngày vẫn giặt giũ, bơi lội trên dòng sông này. Từ khi bị ô nhiễm, con cá còn không sống được, ngan vịt cũng không dám ra đây bơi lội chứ nói gì đến người…
Nếu chẳng may bị ngã xuống, chắc cũng khổ sở vì bệnh ngoài da lây nhiễm” – chị Nguyễn Bích Liên (thôn Khúc Thủy) than phiền.
Việc qua lại sông giữa Cự Đà và xã bên kia sông, Tả Thanh Oai được người dân nơi đây sử dụng bằng phương tiện thủ công và cũng không kém phần nguy hiểm này. |
Với họ, dường như việc qua lại này đã trở thành thói quen. |
Cột sắt của tấm biển quảng cáo được người dân tận dụng để neo buộc một đầu dây. |
Đây là một trong rất nhiều... bến sông mà rất có thể, những năm trước khi sông Nhuệ chưa bị ô nhiễm, nó là nơi diễn ra cảnh sinh hoạt tấp nập của người dân Cự Đà |
Thái Bình