Không chỉ dân Việt Nam phải chật vật xoay xở lo tiền mừng cưới hỏi, tiền phúng viếng ma chay, giỗ chạp... mà giới trẻ ở Mỹ cũng toát mồ hôi khi mùa cưới đến gần.

Theo kết quả điều tra của tổ chức cố vấn tài chính phi lợi nhuận American Consumer Credit Counseling, có đến 43% người tham gia khảo sát cho biết họ đã phải từ chối các lời mời tiệc cưới với lý do khó khăn tài chính.

Để tham gia một lễ cưới với tư cách khách mời, người Mỹ phải chi trung bình 539 USD với một loạt các chi phí như khách sạn, đi lại, tiệc tùng bên lề, trang phục, quà cưới... cho khách mời, cao hơn mức năm ngoái đến 59%.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc đồng ý tới dự tiệc cũng không có nghĩa họ có đủ điều kiện trang trải cho các khoản chi phí. Bất ngờ hơn, có đến khoảng 36% người tham gia khảo sát cho hay, họ đã phải đối mặt với quá nhiều áp lực khi phải vay chạy tiền nong, thậm chí lâm vào tình trạng nợ nần khi đi ăn cưới bạn bè.

{keywords} 

Những ai không thể sắp xếp đến tham gia bữa tiệc cưới sẽ gửi thư cáo lỗi. Tuy nhiên, theo phép lịch sự, họ vẫn phải lo chuẩn bị quà mừng để gửi kèm mặc dù việc đó giờ không còn là nghi thức bắt buộc nếu khách mời không phải là bạn thân hay họ hàng gần gũi với cô dâu, chú rể.

Theo tính toán của American Express, vào năm nay, mỗi khách mời sẽ chi số tiền 108 USD cho mỗi món quà cưới, tăng 15% so với năm 2012.

Theo các nhà quan sát, việc từ chối thiệp mời đám cưới có thể kéo theo những hệ lụy khiến khách mời phải đau đầu và khó xử trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Cô Mary Kate O Flanagan là một ví dụ. Tác giả kịch bản này sống tại Mỹ. Trước đó, cô đã phải buộc lòng từ chối tham gia một tiệc cưới của người bạn tại Italia do chi phí máy bay và ăn ở lên tới hàng ngàn USD nếu tham dự. Kết quả, người bạn này sau đó đã cắt liên lạc với cô.

Rất nhiều khách mời khác phải cắn răng lặn lội, chạy vạy và thu xếp tới dự tiệc vì chủ nhân đám cưới là cấp trên và họ không muốn công việc của mình bị ảnh hưởng sau khi gửi thư cáo lỗi.

HungNinh (tổng hợp)