- Vào ngày 23 & 24 tháng 10, dàn nhạc giao hưởng Việt Nam sẽ lần đầu lưu diễn trên đất Mỹ tại 2 thành phố lớn và giàu truyền thống âm nhạc là Boston và New York.
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji và nghệ sĩ violin Lê Hoài Nam sẽ có 2 buổi biểu diễn vào lúc 14h00 ngày 23/ 10/ 2011 tại Nhà hát Carnegie Hall-New York và 20h00 ngày 24/ 10/ 2011 Nhà hát Symphony Hall-Boston.
Đây là chuyến lưu diễn lịch sử của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng khẳng định bước phát triển mới của nền âm nhạc cổ điển Việt Nam với hơn 40 năm ra đời và phát triển. Nhà hát Carnegie Hall tại New York vốn là một trong số nhà hát lớn nhất thế giới và chỉ cho phép các dàn nhạc có đẳng cấp nhất định được biểu diễn tại đây.
Được thành lập từ năm 1959 khi đất nước còn chưa thống nhất, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn để đạt được những bước phát triển trên con đường chuyên nghiệp về biểu diễn. Các thế hệ lãnh đạo của dàn nhạc đều được đào tạo công phu tại những nhạc viện danh tiếng của châu Âu. Đó là giám đốc, nhạc trưởng Trọng Bằng tốt nghiệp tại nhạc viện Tchaikovsky; Giám đốc Đỗ Dũng tốt nghiệp nhạc viện F.Liszt và hiện nay là Giám đốc, nghệ sĩ cello Ngô Hoàng Quân tốt nghiệp tại nhạc viện Tchaikovsky. Đặc biệt phải kể đến vai trò của Giám đốc âm nhạc, chỉ huy chính Tetsuji Honna, người có công rất lớn trong việc nâng cấp Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, ngày một trở nên chuyên nghiệp hơn trong giai đoạn khoảng hơn 10 năm trở lại đây.
Trong 2 buổi biểu diễn tại Mỹ, dàn nhạc sẽ trình diễn "Bản hòa tấu “Thăng Long” cho violin và dàn nhạc được sáng tác bởi nhạc sĩ Đàm Linh (1932-2001), ông là một trong những nhạc sĩ đặt nền móng cho nền khí nhạc Việt Nam và cũng là người đã đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam tài năng. Tác phẩm được trình diễn bởi nghệ sĩ violin người Việt Nam: Lê Hoài Nam, đang làm việc tại dàn nhạc Hồng Kông.
"Bản hòa tấu “Thăng Long” là tác phẩm mang đậm âm hưởng âm nhạc dân gian Việt Nam, kết hợp với ngôn ngữ hiện đại, âm nhạc dodecaphone, nổi bật sự huyền bí của văn hóa phương Đông. Bên cạnh đó, dàn nhạc còn trình diễn hai tác phẩm mang đậm âm hưởng âm nhạc dân tộc Việt Nam là hai bản dân ca: Trống cơm và Lý hoài nam do Ngô Hoàng Quân chuyển soạn cho dàn nhạc dây.
Với mục đích giới thiệu âm nhạc cổ điển, văn hóa và hình ảnh của Việt Nam và giao lưu với công chúng, âm nhạc và văn hóa Mỹ, khán giả còn tiếp tục được thưởng thức bản Adagio cho dàn dây nổi tiếng của nhạc sĩ người Mỹ Samuel Barber, tác phẩm đã trở thành khúc tưởng niệm nổi tiếng không chỉ trong phạm vi nước Mỹ. Bản Adagio cho dàn dây của Samuel Barber từng được vang lên trong lễ tang của Albert Einstein, trong thông cáo về cái chết của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, trong lễ tang của công nương Grace của Monaco và trong lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công 11/9… Tác phẩm như một sự chia xẻ, an ủi giữa con người với con người trong những đau thương, mất mát. Đây cũng chính là lời cầu nguyện và để tưởng nhớ tới những nạn nhân trong thảm họa động đất sóng thần tại Nhật bản tháng 3, 2010.
Bản giao hưởng số 8 nổi tiếng của nhà soạn nhạc người Séc Antonin Dvorak, một trong số những người quan trọng nhất của trường phái âm nhạc Lãng mạn và cũng nằm trong số những người đầu tiên góp công xây dựng nền âm nhạc cổ điển của Mỹ cũng được dàn nhạc giao hưởng Việt Nam trình diễn trong lần ra mắt này.
Dàn nhạc giao hưởng 9X đầu tiên của Việt Nam
Nhạc trưởng người Pháp chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Việt Nam
Dàn nhạc lỗi, nhạc trưởng phải chỉ ra nhạc công nào kém
Nhạc trưởng người Pháp chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Việt Nam
Dàn nhạc lỗi, nhạc trưởng phải chỉ ra nhạc công nào kém
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji và nghệ sĩ violin Lê Hoài Nam sẽ có 2 buổi biểu diễn vào lúc 14h00 ngày 23/ 10/ 2011 tại Nhà hát Carnegie Hall-New York và 20h00 ngày 24/ 10/ 2011 Nhà hát Symphony Hall-Boston.
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam được thành lập năm 1959 |
Được thành lập từ năm 1959 khi đất nước còn chưa thống nhất, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn để đạt được những bước phát triển trên con đường chuyên nghiệp về biểu diễn. Các thế hệ lãnh đạo của dàn nhạc đều được đào tạo công phu tại những nhạc viện danh tiếng của châu Âu. Đó là giám đốc, nhạc trưởng Trọng Bằng tốt nghiệp tại nhạc viện Tchaikovsky; Giám đốc Đỗ Dũng tốt nghiệp nhạc viện F.Liszt và hiện nay là Giám đốc, nghệ sĩ cello Ngô Hoàng Quân tốt nghiệp tại nhạc viện Tchaikovsky. Đặc biệt phải kể đến vai trò của Giám đốc âm nhạc, chỉ huy chính Tetsuji Honna, người có công rất lớn trong việc nâng cấp Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, ngày một trở nên chuyên nghiệp hơn trong giai đoạn khoảng hơn 10 năm trở lại đây.
Giám đốc âm nhạc, chỉ huy chính Tetsuji Honna |
"Bản hòa tấu “Thăng Long” là tác phẩm mang đậm âm hưởng âm nhạc dân gian Việt Nam, kết hợp với ngôn ngữ hiện đại, âm nhạc dodecaphone, nổi bật sự huyền bí của văn hóa phương Đông. Bên cạnh đó, dàn nhạc còn trình diễn hai tác phẩm mang đậm âm hưởng âm nhạc dân tộc Việt Nam là hai bản dân ca: Trống cơm và Lý hoài nam do Ngô Hoàng Quân chuyển soạn cho dàn nhạc dây.
Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cùng các nghệ sĩ opera nước ngoài trong đêm Beethoven Concert |
Với mục đích giới thiệu âm nhạc cổ điển, văn hóa và hình ảnh của Việt Nam và giao lưu với công chúng, âm nhạc và văn hóa Mỹ, khán giả còn tiếp tục được thưởng thức bản Adagio cho dàn dây nổi tiếng của nhạc sĩ người Mỹ Samuel Barber, tác phẩm đã trở thành khúc tưởng niệm nổi tiếng không chỉ trong phạm vi nước Mỹ. Bản Adagio cho dàn dây của Samuel Barber từng được vang lên trong lễ tang của Albert Einstein, trong thông cáo về cái chết của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, trong lễ tang của công nương Grace của Monaco và trong lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công 11/9… Tác phẩm như một sự chia xẻ, an ủi giữa con người với con người trong những đau thương, mất mát. Đây cũng chính là lời cầu nguyện và để tưởng nhớ tới những nạn nhân trong thảm họa động đất sóng thần tại Nhật bản tháng 3, 2010.
Bản giao hưởng số 8 nổi tiếng của nhà soạn nhạc người Séc Antonin Dvorak, một trong số những người quan trọng nhất của trường phái âm nhạc Lãng mạn và cũng nằm trong số những người đầu tiên góp công xây dựng nền âm nhạc cổ điển của Mỹ cũng được dàn nhạc giao hưởng Việt Nam trình diễn trong lần ra mắt này.
- Vân Sam