Xung quanh câu chuyện chồng Tây – chồng Việt, Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) chia sẻ quan điểm với VietNamNet:

 Sao Việt lấy chồng Tây: Kẻ lên tiên, người ôm hận


Ham lấy chồng Tây chỉ vì "chuyện ấy"?

Một bộ phận phụ nữ hiện đại đang có xu hướng kiếm cho mình một người chồng ngoại quốc vì cho rằng chồng Tây biết chia sẻ việc nhà và trân trọng phụ nữ hơn chồng Việt. Chị nhìn nhận như thế nào về xu hướng này?

Chúng ta khoan hãy nói về “xu hướng” hay chuyện “một bộ phận” nhé, vì đó có thể là một kết luận vội vàng từ một vài hiện tượng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tư tưởng gia trưởng, nam quyền là sản phẩm của chế độ phụ hệ mà dấu tích của nó còn nhiều hay ít trong một xã hội phụ thuộc vào mức phát triển của xã hội đó. Đàn ông có tư tưởng gia trưởng sẽ coi thường phụ nữ với các mức độ biểu hiện khác nhau. Nhẹ thì coi phụ nữ không làm được việc gì lớn , không làm được gì ra hồn. Nặng thì coi phụ nữ tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội chỉ như vật trang sức và người phục vụ cho đàn ông. Trong gia đình thì phục vụ cơm nước, nhà cửa, con cái. Ngoài xã hội thì chỉ để nhìn ngắm, trang trí hoặc là một đối tượng phục vụ thú vui, nhu cầu của nam giới. Một xã hội như vậy, đàn ông cho mình cái quyền chê trách và lên lớp phụ nữ. Họ cũng tự thưởng cho mình một số đặc quyền đặc lợi như không làm việc nhà, tự do ngoại tình và ăn nhậu cùng nhiều hình thức giải trí khác trong khi phụ nữ nai lưng ra rửa bát, lau dọn nhà cửa, đón con ….và sẽ bị lên án kịch liệt nếu họ cũng vui chơi, hay dành thời gian cho công việc nhiều hơn, và có mối quan hệ luyến ái ngoài hôn nhân.

Một xã hội như thế, hỏi những người phụ nữ có hiểu biết và đã trưởng thành có thể yêu những người đàn ông như vậy không? Những người đàn bà lãng mạn, khao khát và mạnh mẽ liệu có đôi lúc muốn đắm vào một cuộc phiêu lưu với cái khác để hi vọng kiếm tìm được sự trân trọng, chia sẻ và được sống là chính mình không?

Tôi chỉ nói đang nói tới các một xã hội còn nhiều dấu tích của tư tưởng nam quyền, một biểu hiện của xã hội chưa phát triển và trưởng thành thôi nhé, chưa nói gì hơn.

Trong khi đó, xã hội phát triển tạo điều kiện cho cả nam và nữ, cả nhóm yếu thế, nhóm thiểu số cùng có điều kiện phát triển ngang bằng không kỳ thị. Đàn ông hay đàn bà trong các xã hội tiến bộ như vậy đều có thói quen chia sẻ và trách nhiệm. Sản phẩm của những cộng đồng tiến bộ ấy vì thế cũng có sức hấp dẫn nhất định. Nhưng điều đó đã đủ chưa cho một tình yêu và một cuộc hôn nhân thì lại là vấn đề khác.

Bây giờ chúng ta nói về Việt Nam nhé.

Bạn hãy xem các quảng cáo hàng ngày về bột ngọt, về bột giặt, về mì tôm… ai bê bát, nấu ăn? Ai húp và chun mũi?

Tôi đồ rằng nhiều phụ nữ nhìn vào mấy cái quảng cáo đó đâm ra ghét mấy ông đàn ông Việt Nam. Hình ảnh của họ trên quảng cáo sao mà thụ động, lười biếng, ăn sẵn, ích kỷ. Trong khi, trong thực tế , đó cũng chỉ là “ một bộ phận” trên quảng cáo( Là tôi hi vọng thế).

Tôi không có ý kiến gì về câu hỏi của chị ở trên, tôi chỉ nghĩ rằng, quảng cáo đừng làm xấu hình ảnh đàn ông Việt. Không phải là quảng cáo bột ngọt ( tôi nghĩ thế) mà là quảng cáo chê đàn ông Việt. Liệu bột ngọt và mì tôm có đang bắt tay cùng mấy anh Tây muốn lấy phụ nữ Việt bằng cách “ dìm hàng” đối phương?

Nhiều ý kiến cho rằng, đàn ông Việt vẫn còn có tính gia trưởng. Điều này thể hiện qua việc không sẵn sàng chia sẻ với vợ những công việc trong nhà hàng ngày như chăm sóc con cái, hay đơn giản hơn là nấu cơm, rửa bát... Theo chị đây có phải nguyên nhân chính khiến phụ nữ muốn lấy chồng ngoại?

Câu này không trả lời đâu, đàn ông Việt hay Tây đều phải xem lại mình nếu mình không tìm người yêu mà tìm người phục vụ, hay tìm hai trong một đi nữa. Một người đàn ông hiện đại và đáng kính trọng, có sức hút của nam tính thực sự là người biết yêu thương, tôn trọng,chia sẻ và trách nhiệm.

Có ý kiến cho rằng, đàn ông Việt gia trưởng chỉ là cái cớ, còn thực chất những cô muốn lấy Tây là vì thích sính ngoại. Ngay cả những cô chưa tiếp xúc với Tây bao giờ cũng nghĩ Tây tốt hơn Việt. Theo chị, vấn đề nằm ở đàn ông gia trưởng hay tư tưởng sính ngoại của phụ nữ?

Người ta ai chả có lúc nhầm tưởng. Những người nông nổi nhẹ dạ thì luôn theo mốt. Mà mốt thì luôn cũ đi từng ngày. Hôn nhân mà theo một cái “sính” nào đó thì còn kinh khủng hơn.

Nhìn nhận một cách khách quan, chị thấy đàn ông Việt có những ưu điểm gì? Hạn chế gì?

Tôi là sao dám nhận xét đàn ông Việt, có chăng tôi chỉ biết mấy người đàn ông xung quanh mình thôi. Bạn có thể đợi tôi xem có hiểu thêm một số người đàn ông khác rồi nhận xét một thể. Để được lòng phái nam, tôi sẽ khen thật nhiều. Tất nhiên, tôi không bao giờ vẽ chân dung họ như mấy hãng bột ngọt, mì tôm và bột giặt.

Nghiên cứu nhiều về phụ nữ, chị thấy phụ nữ thời nay so với thời xưa thế nào (về địa vị xã hội, quan hệ trong gia đình, tư tưởng…)?

Tôi luôn thấy phụ nữ thích nghi và trưởng thành nhanh hơn nam giới.

Theo chị, chồng Tây hay chồng Việt quyết định bao nhiêu % hạnh phúc của một cuộc hôn nhân?

Để tôi sống vài kiếp, lấy vài ông Tây, dăm ông Việt rồi trả lời nhé.

Xin cảm ơn chị !

K. Minh