Các nhà khoa học so sánh người thổ dân hoang dã ở châu Phi, sống bằng nghề săn bắt dã thú và những nhân viên làm việc trong phòng điều hoà nhiệt độ xem ai tiêu thụ nhiều calo hơn. Hoá ra người phải chạy như bay trên trảng cỏ và kẻ ngồi tĩnh tại trong văn phòng đều bỏ ra một nhiệt lượng ngang nhau.

Trong đại dịch béo phì đang xâm chiếm toàn xã hội văn minh, mọi người đều có thói quen ít vận động. Ai chẳng cho rằng người hiện đại di chuyển ít hơn tổ tiên của mình. Chúng ta đến công sở bằng cách ngồi trên những phương tiện giao thông, suốt ngày ngồi ở trong văn phòng máy lạnh, rồi tối trở về nhà lại cũng vẫn một tư thế ấy: ngồi trước màn hình của chiếc máy vi tính hoặc vô tuyến truyền hình. 

{keywords}

Ai cũng  biết thực phẩm chuyển hoá  thành  calo. Số “calo để ngồi” ấy chẳng còn tiêu thụ vào việc gì khác nếu như không tích luỹ lại để biến thành những tảng mỡ ở bụng, ở lưng thì còn đi đâu được nữa? Nếu chúng ta không chạy, nhảy, vận động nhiều hơn thì có lẽ không xảy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?  

Các nhà khoa học Anh, Tanzania và Mỹ đã tìm cách trả lời câu hỏi này. Họ đã đi đến kết luận, rằng quan điểm đó là sai lầm.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán thấy tiêu hao năng lượng ở những người dân du mục sống săn bắt và hái lượm tưởng họ di chuyển nhiều song thời gian nghỉ ngơi giữa hai lần di chuyển lại rất dài. Vì vậy tiêu hao năng lượng ở họ trong ngày cũng chỉ tương đương mà không hề nhiều hơn những người làm văn phòng tưởng rất nhàn nhã.

Trong tính toán của các nhà khoa học đã kể đến những thông số như cân nặng, giới tính, tuổi tác của những người tham gia nghiên cứu, tỷ lệ các mô mỡ của họ. Kết quả luôn luôn giống nhau: tiêu thụ năng lượng hàng ngày dù là người thợ săn châu Phi vất vả kiếm ăn thì cũng chẳng khác gì người da trắng văn minh làm việc nhẹ nhàng.

Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu nhận định tất cả mọi người đều có cùng một mức độ chuyển hoá, nếu không có những ngoại lệ như tải trọng của công việc quá cao như đá bóng chẳng hạn.

Chúng ta cũng thống nhất rằng đây là những nghiên cứu đầu tiên, mà các nhà khoa học đã đo tiêu hao năng lượng trực tiếp chứ không phải dùng những đánh giá gần đúng.

Như vậy, nguyên nhân béo phì của những người hiện đại không phải là do giảm tiêu thụ năng lượng mà ở chỗ tăng “đầu vào”. Nói cách khác, những con người hiện đại ăn quá nhiều.

Tất nhiên, bỏ công ra tập thể dục nhiều hơn nữa chẳng phải là điều vô ích. Các nhà khoa học nhấn mạnh là điều quan trọng đối với một người không phải là đã đốt bao nhiêu calo trong một ngày mà đã tiêu thụ năng lượng ấy như thế nào.

Người đi săn châu Phi  đã giữ gìn gần như nguyên vẹn được sức khoẻ cho tới tuổi xế chiều chính là nhờ họ tiêu thụ số calo của mình vào lao động chân tay. Cho nên những trung tâm thể dục thể hình ở phương Tây không phải là một phát minh vô nghĩa.

Bảo Châu (Theo sciencemagic.ru