Mùa hè nhiệt độ cao, cộng thêm áp lực công việc và cuộc sống khiến chúng ta luôn trong tình trạng căng thẳng. Đau đầu đã trở thành căn bệnh thành thị có tỉ lệ bùng phát cao trong mùa hè.
Thủ thuật giảm đau đầu cho dân công sở
Dùng thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho mùa hè?
Mùa hè, "yêu" 3 lần/tuần là lý tưởng nhất!
Mẹo hay tránh viêm họng mùa hè
'Yêu' để mùa hè mát lạnh
Khỏe hơn nhờ 7 loại đồ uống tốt nhất mùa hè
Bảo quản thức ăn mùa hè như thế nào?
Tắm nước nóng mùa hè có hại da?
Chứng “đau đầu mùa hè”
Những ngày nắng gắt, chứng ta thường đau đầu, kèm theo cảm giác chán ăn, toàn thân mỏi mệt. Sở dĩ như vậy là do chức năng thần kinh thực vật bị rối loạn, chứng này thường xuất hiện ở người bị suy nhược cơ thể, khí huyết không đủ.
Cách phòng chống chủ yếu cần chú ý hạ nhiệt cho môi trường xung quanh, đảm bảo thời gian ngủ, nên ăn các món thanh đạm, ăn nhiều rau quả.
Chứng đau đầu do thực phẩm lạnh
Thông thường là triệu chứng do uống quá nhanh các thức uống lạnh gây ra. Sở dĩ như vậy là do khi uống thức lạnh, niêm mạc họng bị kích thích mạnh, làm cho các mạch máu, và cơ mặt bị co lại, khiến thần kinh sinh ra phản ứng đau đớn.
Mùa hè, dân công sở cẩn thận với chứng đau đầu. |
Khi xuất hiện hiện tượng này, nên dùng tay mát-xa nhiều lần vùng đầu để làm giảm cảm giác đau.
Chứng đau đầu do thiếu nước
Mùa hè ra mồ hôi nhiều, nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể cũng dễ bị mất nước, từ đó làm kết cấu não dễ bị “chấn động” khi thay đổi tư thế, gây ra cảm giác đau đầu.
Đối với triệu chứng đau này, nên nạp một lượng nước muối sinh lý phù hợp để xử lý tình trạng mất nước. Đồng thơì, người bệnh nên nằm nghỉ, đặt đầu thấp.
Chứng đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu do các chức năng co giãn của các mạch máu vùng đầu gặp trở ngại, gây ra chứng đau nửa bên đầu hoặc cả 2 bên. Khi đau, xuất hiện các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, sắc mặt trắng nhợt…
Để giảm khả năng phát tác của chứng đau đầu này, mùa hè cần đặc biệt chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ, tránh quá căng thẳng, hoặc mệt mỏi.
Ngoài ra, cũng cần chú ý chế độ ăn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra, đa số người mắc chứng đau nửa đầu do hàm lượng magiê quá thấp. Do đó, nên ăn các thực phẩm giàu magiê như gạo, đậu nành, nấm, đào, nhãn, hồ đào, lạc…
Chứng đau đầu do trúng nhiệt
Nhiều người bị “trúng nhiệt” do nhiệt độ chênh lệch giữa bên ngoài và môi trường điều hoà với các biểu hiện như đau đầu, không có lực, khát, tức ngực, ra mồ hôi nhiều...
Cách phòng tránh tốt nhất là nên để phòng thoáng khí; điều hòa, quạt không nên thốc thẳng vào người; uống nhiều nước và mang theo ô khi ra ngoài trời nắng.
Chứng đau đầu do thiếu ngủ
Mùa hè thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ, khiến trí não bị thiếu dưỡng khí, dễ gây đau đầu, tinh thần mệt mỏi, tứ chi đau nhức.
Tốt nhất nên duy trì giấc ngủ đủ để đảm bảo sức khoẻ cho não bộ.
Theo Dân trí