-Đang trốn nợ nhưng Linh vẫn chiếm đoạt được gần 5 tỉ đồng chỉ bằng vài cuộc điện thoại.
Lừa đảo đa cấp ‘Thiên Rồng Việt’: Kêu gọi bị hại cung cấp tài liệu điều tra
Bắt vợ Phó bí thư xã lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Hôm nay, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Mai Thị Tuyết Linh (33 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM).
Trước đó, tháng 2/2018, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Linh 15 năm tù, buộc phải trả lại cho bị hại 3,7 tỉ đồng và Trần Thị Dung là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải trả cho bị hại 1 tỷ đồng.
Sau phiên sơ thẩm, cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, bị hại là ông Nguyễn Văn Sinh kháng cáo yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. Người có liên quan là bà Trần Thị Dung cũng kháng cáo khi cho rằng không có trách nhiệm trả lại 1 tỉ đồng mà bị cáo chiếm đoạt được chuyển trả cho mình.
Theo điều tra, Linh làm nghề buôn bán hải sản. Linh thiếu nợ bà Dung 2 tỉ đồng và không có khả năng chi trả. Bị bà Dung truy đòi nên Linh cắt liên lạc trốn nợ. Cuối năm 2012, Linh bất ngờ liên lạc với bà Dung than thở việc làm ăn thua lỗ và năn nỉ việc khất nợ.
Trong những lần nói chuyện với bà Dung, Linh biết ông Sinh (Giám đốc công ty Trang Ngọc Phát tại Kiên Giang) có hơn 100 tấn ruốc khô gửi ở quận 7, TP.HCM đang cần bán. Linh nảy sinh ý định chiếm đoạt để lấy tiền tiêu xài và trả nợ.
Bị cáo Mai Thị Tuyết Linh |
Sau đó, Linh sử dụng sim rác tự xưng tên Trang, gọi cho ông Sinh nói mình có cổ phần trong một công ty ở Khánh Hòa để hỏi mua ruốc khô. Qua thỏa thuận, ông Sinh đồng ý bán cho Linh từ 70.000đ/kg còn 50.000đ/kg với phương thức lấy hàng trước, thanh toán sau. Việc mua bán này chỉ là thỏa thuận miệng. Hai bên không gặp nhau mà chỉ liên lạc qua điện thoại.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 11/2012 đến tháng 11/2013, Linh đã mua của ông Sinh hơn 141 tấn ruốc khô trị giá trên 7,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, bị cáo chỉ thanh toán được gần 2,5 tỉ đồng. Còn nợ hơn 4,7 tỉ đồng, Linh "xù" luôn. Biết bị lừa, ông Sinh đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo
Tháng 8/2015, Linh bị TAND Kiên Giang tuyên phạt 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tháng 3/2016, TAND cấp cao tại TP.HCM đã hủy bản án này do các cơ quan tố tụng tiến hành điều tra xét xử không đúng thẩm quyền, đồng thời yêu cầu xác định lại vai trò đồng phạm của bà Trần Thị Dung trong vụ án. Sau đó, vụ án được chuyển về cho CQĐT TP.HCM.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Sinh cung cấp một USB với nội dung các cuộc gọi được cho là bà Dung chỉ cách cho Linh và mẹ của Linh đối phó với CQĐT.
Tại tòa, dù không kháng cáo hình phạt tù cũng như số tiền bồi thường nhưng bị cáo Linh vẫn khai báo quanh co.
Mặc dù, tòa đã 2 lần triệu tập bà Trần Thị Dung đến tòa nhằm thẩm vấn trực tiếp nhưng cả 2 lần bà Dung đều có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho luật sư.
Quá trình xét xử và thẩm vấn công khai tại tòa, cũng như toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, HĐXX nhận định bản án sơ thẩm chưa xem xét toàn diện và đầy đủ các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, chưa làm rõ việc có hay không có đồng phạm. Vì vậy, HĐXX đã chấp nhận một phần kháng cáo của bị hại, tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.
Siêu thị Lotte Mart bị mạo danh lừa đảo hàng tỷ đồng
Vi dẫn theo Huân tự nhận là Giám đốc kinh doanh của Lotte Mart, ký hợp đồng cung cấp trái cây với chị K., rồi chiếm đoạt của chị này 5,5 tỉ đồng.
Nữ đại gia Chu Thị Bình đến dự phiên tòa vụ ‘bốc hơi' 245 tỉ đồng
Bà Chu Thị Bình, khách hàng VIP, bị Giám đốc chi nhánh ngân hàng qua mặt, chiếm đoạt hơn 245 tỉ đồng.
Eximbank phải trả cả gốc và lãi cho đại gia Chu Thị Bình
Phó giám đốc Eximbank TP.HCM chiếm đoạt tiền của bà Bình. Hiện người này bỏ trốn nên Eximbank phải có trách nhiệm chi trả.
Đoàn Nga