Nhân sự CNTT mà đặc biệt là nhân sự cấp cao luôn là một “nút thắt” quan trọng trong chiến lược phát triển CNTT quốc gia. Cho tới thời điểm này, dù rất nhiều đề xuất và giải pháp đã được nêu ra song hiệu quả thu được vẫn còn khá khiêm tốn.
Vấn đề “Khổ lắm, nói mãi”
Theo dự báo, đến năm 2020, thị trường CNTT-TT sẽ cần khoảng 600.000 nhân lực mới, trong khi hệ thống đào tạo chỉ có thể đáp ứng khoảng 400.000 người. Trong số 400.000 sinh viên tốt nghiệp này, tỷ lệ người có thể vào làm việc ngay trong các doanh nghiệp, đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh lại càng thấp hơn. Rõ ràng, ngành CNTT Việt Nam sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thiếu nhân lực nghiêm trọng. Và như cảnh báo của tất cả các chuyên gia, thiếu nhân lực thì đừng nghĩ tới chuyện tăng trưởng đột phá.
Không có gì khó hiểu khi câu chuyện nhân lực đang trở thành đề tài nóng hổi, thời sự tại tất cả các sự kiện, hội thảo của ngành. Những thực trạng của nguồn lao động CNTT Việt Nam đã được Doanh nghiệp, cơ quan quản lý mổ xẻ, phân tích từ bấy lâu nay như: thiếu chuyên gia am hiểu về lĩnh vực triển khai, thiếu kinh nghiệm cọ xát với các dự án quốc tế có độ phức tạp và yêu cầu chất lượng cao, thiếu thói quen làm việc chuyên nghiệp, đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ, năng lực ngoại ngữ kém, kỹ năng mềm yếu, kém am hiểu văn hoá khách hàng, kém năng lực quản lý dự án và kiểm soát chất lượng.
Trong khi đó, sinh viên mới ra trường thì “hụt hẫng”, “lạc lõng” trong môi trường DN bởi kiến thức được đào tạo trong nhà trường và kiến thức thực tế quá khác nhau. Đối với các kỹ năng mềm, kỹ năng xây dựng và triển khai dự án, team-work…, hiểu biết và thực hành của sinh viên gần như là con số 0. Hệ quả là DN cần người mà lại không tuyển dụng được nhân sự mới, hoặc đành “tặc lưỡi” tuyển về rồi dành ra vài tháng đào tạo, huấn luyện từ đầu rồi mới sử dụng được. Hiển nhiên là giữa nhà trường và doanh nghiệp đã không tìm được tiếng nói chung với nhau.
“Đừng hy vọng nhân lực giỏi có thể xuất hiện được ngay sau khi kết thúc khoá học. Chuyên gia thực thụ chỉ có thể trưởng thành từ kinh nghiệm thực tế, từ việc cọ sát trên những dự án và hệ thống thực mà thôi”, ông Ngô Văn Toàn, Phó TGĐ Global Cybersoft đã phải nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” do IDG Việt Nam tổ chức hồi cuối tuần trước. Thực tế nhức nhối mà ông Toàn chỉ ra là nhân lực trong nước còn quá nhiều hạn chế về nền tảng công nghệ lẫn kiến thức về kinh doanh, về văn hoá khách hàng, thiếu sự chuyên nghiệp, không đảm bảo tốt về tiến độ và kiểm soát chất lượng, khiến cho đối tác nước ngoài không có lòng tin ngay từ đầu…
Tôi luyện bằng chính dự án
Vậy hướng đi nào để Việt Nam có thể tháo gỡ được nút thắt “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” này?
Ông Toàn cho rằng “tôi luyện nhân lực giỏi bằng các dự án phức tạp” chính là con đường nhanh nhất, ngắn nhất và hiệu quả nhất. Người Việt Nam không thiếu sự thông minh, nhưng cái thiếu là một “người dẫn đường”, chỉ lối đúng đắn. Như chia sẻ của ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam trong một Hội thảo về Đề án Phát triển CNTT Quốc gia diễn ra trước đó, nhân viên IBM “học nghề và trưởng thành” chính là nhờ những cơ hội làm việc, hợp tác cùng nhân viên IBM Quốc tế trong các dự án. “Khi tiếp xúc, làm việc cùng các chuyên gia quốc tế của IBM toàn cầu, các nhân viên IBM Việt Nam có thể quan sát, đúc rút kinh nghiệm và học hỏi rất nhanh về phương pháp. Nhiều công nghệ hiện tại IBM Việt Nam còn phát triển tốt hơn cả các nước khác trong khu vực, thí dụ như điện toán đám mây. Nhưng nếu như chưa từng có cơ hội cọ sát với chuyên gia nước ngoài mà phải tự mò mẫm tìm đường, chắc chắn còn lâu nữa chúng tôi mới đạt được kết quả đáng khích lệ đó”, ông Long thẳng thắn.
Chính vì thế, ông Long đã đề xuất với Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn đa quốc gia tiếp nhận, trao đổi năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, dự án với chuyên gia của “công ty mẹ”. Trên thực tế, cơ chế này hiện chưa được thông thoáng, có nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Về phần mình, ông Toàn cho rằng vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực CNTT cần được coi là bài toán cơ bản và sống còn của doanh nghiệp, cần có chiến lược, lộ trình cụ thể, rõ ràng, được quản lý và điều phối như là một chức năng ở cấp công ty. Cụ thể, vấn đề ngân sách và nguồn lực dành cho đào tạo phải thoả đáng, phải được xem là một sự đầu tư thực sự chứ không đơn thuần là chi phí hoạt động, nếu tiết kiệm được thì... tiết kiệm. Bên cạnh đó, đào tạo phải gắn kết với phát triển năng lực (coaching) chứ không đơn thuần là cung cấp kiến thức hay kỹ năng (training), tạo động lực nội thân cho nhân viên thay vì ép buộc kỷ luật…
Về vấn đề chuyển giao kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài, ông Toàn cũng có đồng quan điểm với ông Long khi cho rằng, “chất xám của chuyên gia nước ngoài, chuyên gia Việt Kiều chính là chìa khoá, giúp hình thành lực lượng chuyên gia trong nước một cách nhanh nhất”.
Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực CNTT nhằm xaya dựng VN thành quốc gia mạnh về CNTT do IDG tổ chức tại VN tháng 04/2011. |
Vấn đề “Khổ lắm, nói mãi”
Theo dự báo, đến năm 2020, thị trường CNTT-TT sẽ cần khoảng 600.000 nhân lực mới, trong khi hệ thống đào tạo chỉ có thể đáp ứng khoảng 400.000 người. Trong số 400.000 sinh viên tốt nghiệp này, tỷ lệ người có thể vào làm việc ngay trong các doanh nghiệp, đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh lại càng thấp hơn. Rõ ràng, ngành CNTT Việt Nam sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thiếu nhân lực nghiêm trọng. Và như cảnh báo của tất cả các chuyên gia, thiếu nhân lực thì đừng nghĩ tới chuyện tăng trưởng đột phá.
Không có gì khó hiểu khi câu chuyện nhân lực đang trở thành đề tài nóng hổi, thời sự tại tất cả các sự kiện, hội thảo của ngành. Những thực trạng của nguồn lao động CNTT Việt Nam đã được Doanh nghiệp, cơ quan quản lý mổ xẻ, phân tích từ bấy lâu nay như: thiếu chuyên gia am hiểu về lĩnh vực triển khai, thiếu kinh nghiệm cọ xát với các dự án quốc tế có độ phức tạp và yêu cầu chất lượng cao, thiếu thói quen làm việc chuyên nghiệp, đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ, năng lực ngoại ngữ kém, kỹ năng mềm yếu, kém am hiểu văn hoá khách hàng, kém năng lực quản lý dự án và kiểm soát chất lượng.
Trong khi đó, sinh viên mới ra trường thì “hụt hẫng”, “lạc lõng” trong môi trường DN bởi kiến thức được đào tạo trong nhà trường và kiến thức thực tế quá khác nhau. Đối với các kỹ năng mềm, kỹ năng xây dựng và triển khai dự án, team-work…, hiểu biết và thực hành của sinh viên gần như là con số 0. Hệ quả là DN cần người mà lại không tuyển dụng được nhân sự mới, hoặc đành “tặc lưỡi” tuyển về rồi dành ra vài tháng đào tạo, huấn luyện từ đầu rồi mới sử dụng được. Hiển nhiên là giữa nhà trường và doanh nghiệp đã không tìm được tiếng nói chung với nhau.
“Đừng hy vọng nhân lực giỏi có thể xuất hiện được ngay sau khi kết thúc khoá học. Chuyên gia thực thụ chỉ có thể trưởng thành từ kinh nghiệm thực tế, từ việc cọ sát trên những dự án và hệ thống thực mà thôi”, ông Ngô Văn Toàn, Phó TGĐ Global Cybersoft đã phải nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” do IDG Việt Nam tổ chức hồi cuối tuần trước. Thực tế nhức nhối mà ông Toàn chỉ ra là nhân lực trong nước còn quá nhiều hạn chế về nền tảng công nghệ lẫn kiến thức về kinh doanh, về văn hoá khách hàng, thiếu sự chuyên nghiệp, không đảm bảo tốt về tiến độ và kiểm soát chất lượng, khiến cho đối tác nước ngoài không có lòng tin ngay từ đầu…
Tôi luyện bằng chính dự án
Vậy hướng đi nào để Việt Nam có thể tháo gỡ được nút thắt “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” này?
Ông Toàn cho rằng “tôi luyện nhân lực giỏi bằng các dự án phức tạp” chính là con đường nhanh nhất, ngắn nhất và hiệu quả nhất. Người Việt Nam không thiếu sự thông minh, nhưng cái thiếu là một “người dẫn đường”, chỉ lối đúng đắn. Như chia sẻ của ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam trong một Hội thảo về Đề án Phát triển CNTT Quốc gia diễn ra trước đó, nhân viên IBM “học nghề và trưởng thành” chính là nhờ những cơ hội làm việc, hợp tác cùng nhân viên IBM Quốc tế trong các dự án. “Khi tiếp xúc, làm việc cùng các chuyên gia quốc tế của IBM toàn cầu, các nhân viên IBM Việt Nam có thể quan sát, đúc rút kinh nghiệm và học hỏi rất nhanh về phương pháp. Nhiều công nghệ hiện tại IBM Việt Nam còn phát triển tốt hơn cả các nước khác trong khu vực, thí dụ như điện toán đám mây. Nhưng nếu như chưa từng có cơ hội cọ sát với chuyên gia nước ngoài mà phải tự mò mẫm tìm đường, chắc chắn còn lâu nữa chúng tôi mới đạt được kết quả đáng khích lệ đó”, ông Long thẳng thắn.
Chính vì thế, ông Long đã đề xuất với Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn đa quốc gia tiếp nhận, trao đổi năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, dự án với chuyên gia của “công ty mẹ”. Trên thực tế, cơ chế này hiện chưa được thông thoáng, có nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Về phần mình, ông Toàn cho rằng vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực CNTT cần được coi là bài toán cơ bản và sống còn của doanh nghiệp, cần có chiến lược, lộ trình cụ thể, rõ ràng, được quản lý và điều phối như là một chức năng ở cấp công ty. Cụ thể, vấn đề ngân sách và nguồn lực dành cho đào tạo phải thoả đáng, phải được xem là một sự đầu tư thực sự chứ không đơn thuần là chi phí hoạt động, nếu tiết kiệm được thì... tiết kiệm. Bên cạnh đó, đào tạo phải gắn kết với phát triển năng lực (coaching) chứ không đơn thuần là cung cấp kiến thức hay kỹ năng (training), tạo động lực nội thân cho nhân viên thay vì ép buộc kỷ luật…
Về vấn đề chuyển giao kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài, ông Toàn cũng có đồng quan điểm với ông Long khi cho rằng, “chất xám của chuyên gia nước ngoài, chuyên gia Việt Kiều chính là chìa khoá, giúp hình thành lực lượng chuyên gia trong nước một cách nhanh nhất”.
- Trọng Cầm