Trong tiềm thức của người Việt Nam, “thời trang” là một mỹ từ phù phiếm, học thời trang đơn giản là “ngồi vẽ vời những thứ chẳng ai mặc được”. Nếu vậy, học thời trang thực sự là mạo hiểm! Nhưng liệu hiểu như vậy đã đúng chưa?

Thực tế cho thấy không phải chỉ các bạn trẻ, mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng còn “mù mờ” về ngành học này. Khi viết bài báo này, tôi có đến thăm quan một số cơ sở đào tạo về thời trang. Trong số đó, có Học viện Thời trang Luân Đôn (Hà Nội). Học viện này là một chi nhánh đào tạo chuyên về thời trang của trường Đại học Northumbria (Anh Quốc). Tại đây toàn bộ quy trình đào tạo chuyên ngành Thời trang đều theo tiêu chuẩn châu Âu.


Xác định đối tượng khách hàng


Vào vai học viên đến tìm hiểu thông tin, tôi được cô nhân viên tư vấn đưa đi thăm quan và giới thiệu về quy trình đào tạo. Ở đây tôi mới vỡ lẽ: Thời trang không chỉ đơn thuần là vẽ!

Quy trình đào tạo của họ có 3 nội dung chính. Đầu tiên là ý tưởng, bao gồm: phác thảo, thiết kế và đồ họa. Bước thứ hai là sản xuất, bao gồm: cắt mẫu rập, xây dựng cấu trúc sản phẩm, cho đến lúc hoàn tất và trình bày. Bước cuối cùng là các chiến lược kinh doanh, marketing, phân phối bán lẻ. Tiến trình đào tạo chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao theo từng kì học. Tại đây lý thuyết luôn đi đôi với thực hành nên ngay sau kì đầu tiên học viên đã có sản phẩm thực tế.


Cắt mẫu giấy sáng tạo


Với hơn 6 năm đào tạo tại Việt Nam, học viện này đã tạo nên một danh tiếng đáng tin cậy trong ngành. Giảng viên của trường là những chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm. Toàn bộ kết quả học tập của sinh viên được chuyển sang Anh Quốc đánh giá và cấp bằng theo tiêu chuẩn quốc tế bởi trường Đại học Northumbria.


Ngày lễ tốt nghiệp


Đi qua những gian phòng với trang thiết bị hiện đại, nhìn những gương mặt sinh viên mê say lấm tấm mồ hôi, chỗ thì miệt mài trên bàn cắt mẫu, chỗ hì hụi xây dựng cấu trúc sản phẩm, tôi mới hiểu “thời trang” là một từ hoa mỹ, nhưng để tạo ra được sự hoa mỹ đó cần rất nhiều trí tuệ sáng tạo cũng như sức lực vất vả, không kém bất kì ngành công nghiệp nào cả. Để bước chân được vào lĩnh vực mang tầm quốc tế này, một Việt Nam non trẻ cần được tiếp nhận những công nghệ giáo dục tiên tiến như ở Học viện Thời trang Luân Đôn.

Hiện nhà trường đang chuẩn bị cho khóa học mới khai giảng vào tháng 1/2011. Độc giả nào quan tâm có thể tìm hiểu theo địa chỉ sau:

Học viện Thời trang Luân Đôn (LCFS Hanoi)

+ 48 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội

+ Website: www.lcfs.vn

+ Facebook: Lcfs Hanoi (link www.facebook.com/lcfs.hanoi )

+ Số điện thoại: (04) 37199706

+ Emai: info@fashionstudies.com.vn

  • Bạch Liên