Rối loạn tiền đình có biểu hiện các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt kèm theo hoa mắt, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn (đặc biệt là khi xoay người), buồn nôn hoặc nôn, tê chân, không tập trung, mau quên, nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (nếu do huyết áp thấp), tay chân tê, run rẩy...

Các chuyên gia cho biết, rối loạn tiền đình thuyên giảm nhờ thay đổi lối sống và ăn uống, tập thể dục thể thao thường xuyên; tập vận động vùng cổ, gáy với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục…

 Rối loạn tiền đình đang ngày càng trẻ hóa (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống khoa học

Bác sĩ khuyến cáo, người bị rối loạn tiền đình nên có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học. Người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng như sau:

Thực phẩm có chứa axit folic: Nên ăn nhiều loại thực phẩm có chứa axit folic (ít nhất 400 microgram/ngày). Aaxit folic có nhiều trong rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì, đậu trắng, lạc, mầm lúa mì…

Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, hoa quả tươi) có thể tăng cường khả năng miễn dịch.

Thực phẩm chứa vitamin B6: Vitamin B6 có tác dụng khắc phục chứng chóng mặt; có nhiều trong: thịt gia cầm, các loại hải sản, sữa, phomai, đậu khô và rau chân vịt.

Các dưỡng chất khác: Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người hay bị đau đầu, tiền đình nên bổ sung: cá, trứng, sữa…; vitamin C (khoảng 600mg vitamin C/ngày) có trong đu đủ, cam quýt, ớt xanh…; vitamin D (nhằm giảm và khắc phục triệu chứng xơ cứng tai do rối loạn tiền đình). 

 Lập chế độ ăn uống đúng cách sẽ hỗ trợ trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình (Ảnh minh họa)

Những thực phẩm nên tránh

Theo các chuyên gia, những thực phẩm mà người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên tránh gồm: Thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao, thay vào đó nên để thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt; Các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein… vì có thể làm tăng tình trạng ù tai; Rượu, bia và các chất kích thích vì tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây các cơn đau đầu.

Sử dụng thuốc có công dụng bổ não 

Khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình xuất hiện, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế, để có phác đồ điều trị và sử dụng thuốc chuyên khoa phù hợp. Người bệnh cần thực hiện đứng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị.

Các loại thuốc bổ não cần có sự tư vấn của bác sĩ để biết về những trường hợp chống chỉ định và tránh tác dụng không mong muốn. Đồng thời người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc.

Thuốc Cebraton làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng hoạt hóa vỏ não, làm tăng trí nhớ và khôi phục trí nhớ, giảm các biểu hiện của suy tuần hoàn não như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ và độ minh mẫn. Cebraton cải thiện các chỉ số về lưu huyết não, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não, giảm trương lực mạch máu não, làm tăng cung cấp máu cho não, phục hồi lại các chức năng hoạt động của não bộ.

Cebraton thích hợp với người hoạt động trí óc căng thẳng bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi.

Điểm đặc biệt của dòng sản phẩm hoạt huyết dưỡng não Cebraton là được sản xuất chủ yếu từ nguồn dược liệu trong nước, với thành phần chính từ cây đinh lăng và bạch quả. Thành phần đinh lăng và bạch quả trong thuốc Cebraton được trồng ở vùng dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO.

Đây cũng là một trong những dược liệu đầu tiên của Việt Nam được Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) công nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Tiêu chuẩn “Trồng trọt và thu hái tốt cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).

Mọi thông tin tham khảo:

Website: http://cebraton.vn/

Website: https://traphacoshop.com/cebraton-nang-mem-5-vi.html

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Bích Đào (Tổng hợp)