Trái sung được dùng như một loại thảo dược có chứa glucose, saccarose, quinic acid, các yếu tố vi lượng (canxi, photpho, kali…) giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

- Đau: các cơn đau thường khởi phát từ niệu quản lan dọc xuống gò mu, xuyên qua hông, lưng và gây nên buồn nôn. Hiện tượng đau âm ỉ gặp ở những trường hợp sỏi vừa và lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

- Sốt cao: kèm sốt là triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

- Đái buốt, đái rắt, đái mủ: hay gặp ở tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, thậm chí có thể đái ra sỏi.

- Đái máu: là biến chứng thường gặp ở người bị sỏi thận - tiết niệu.

{keywords}
Người bị sỏi thận thường bị đau mạn sườn

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn và xảy ra biến chứng nên áp dụng các biện pháp như: phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể…

- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: được chỉ định dùng cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi có kích thước lớn, sỏi cứng khó tán.

- Phẫu thuật mổ mở: chỉ áp dụng cho những viên sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn và người có chức năng thận kém.

- Phẫu thuật bằng robot: dùng trong trường hợp sỏi có kích thước lớn, người bệnh muốn thời gian nằm viện ngắn nhất nhưng chi phí khá cao.

- Tán sỏi ngoài cơ thể: thường áp dụng với người bệnh có kích thước sỏi khoảng 3cm và sỏi tại các vị trí ở: bể thận, nhóm đài trên, nhóm đài dưới nhưng cổ đài phải rộng, 1/3 trên niệu quản.

- Tán sỏi nội soi ngược dòng: thường được áp dụng ở các vị trí 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới niệu quản với nam giới, còn ở nữ giới có thể tán sỏi nội soi với sỏi cao hơn ở đốt sống L3, L4.

- Lấy sỏi thận qua da: dùng với sỏi có kích thước lớn, tại các vị trí sỏi bể thận, sỏi ở nhóm đài dưới sỏi san hô, sỏi cứng.

Thảo dược hỗ trợ tan sỏi

Với những viên sỏi có kích thước nhỏ và chưa gây nên các biến chứng, người bệnh có thể tư vấn bâc sĩ về việc dùng các thảo dược giúp tan sỏi, đặc biệt là người bệnh có thể trạng yếu hoặc sợ phẫu thuật.

Sử dụng các thảo dược quý từ tự nhiên như: Trái sung, Kim tiền thảo, Kim ngân hoa, Nấm linh chi, Uất kim, Hương phụ… kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn hỗ trợ tán sỏi hiệu quả.

{keywords}
Thảo dược thiên nhiên

Công dụng một số thảo dược thiên nhiên

Trái sung: Theo y học cổ truyền quả Sung mang vị ngọt, tính bình có tác dụng tiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc . Trong trái Sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, các yếu tố vi lượng (canxi, photpho, kali…) và một số vitamin (C, B1…) có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Đặc biệt trái Sung còn hỗ trợ trị sỏi, điều ít ai biết. 

Kim Tiền Thảo: Giúp thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch thường dùng chữa các bệnh như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da), tích tụ … 

Kim Ngân Hoa: Kim ngân hoa có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, lợi tiểu hỗ trợ điều trị sỏi.

Sự kết hợp hài hòa giữa các loại thảo dược ngoài việc hỗ trợ tán sỏi còn giúp giảm đau và hạn chế các biến chứng do sỏi gây nên. Việc phẫu thuật hay tán sỏi qua da mang lại hiệu quả nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ sỏi có thể tái phát, ngược lại các bài thuốc Đông y có thể giúp trị căn nguyên bệnh.

Để hỗ trợ trị sỏi hiệu quả ngoài việc sử dụng các phương pháp trên thì người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống nên hạn chế các thực phẩm như:

- Giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

- Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu.

- Hạn chế đường và protein động vật.

- Bổ sung chất xơ không hòa tan.

- Uống nhiều nước nhưng cần tránh uống nhiều cà phê, trà… các thức uống giàu vitamin C cũng nên hạn chế.

Song song với chế độ ăn uống khoa học người bệnh cần có chế độ tập luyện đúng cách để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất. Một cơ thể khỏe mạnh mới đủ khả năng chống bệnh tốt, cũng như rút ngắn thời gian trị bệnh.

Sỏi thận nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp trị bệnh sỏi thận sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế sỏi tái phát. Nếu không có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm thận, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt có thể dẫn đến suy thận buộc phải chạy thận, thay thế thận. 

{keywords}
 

Lệ Thanh