Không phải sao chổi hay thiên thạch, hơn 1 triệu mảnh rác vũ trụ do chính con người thải ra đang gây trở ngại rất lớn cho con người và Trái Đất.
Con người bắt đầu thải rác vũ trụ từ những năm cuối thập niên 50 thế kỷ 20, khi con người phá luật về chuyến bay vũ trụ, phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất.
Diễn giả Stuart Grey của trường ĐH London (Anh) kiêm thành viên Phòng thí nghiệm Trắc địa và Điều hướng Vũ trụ đã làm đoạn video dưới đây cho thấy rác vũ trụ bao quanh Trái Đất đang nhiều lên qua từng năm.
Vệ tinh không sử dụng nữa đáng lẽ phải đưa trở về Trái Đất thì con người lại thải vào không gian vũ trụ. Rác vũ trụ cứ chồng chất lên thêm vì con người không dọn đi được.
Rác vũ trụ có nguy cơ va chạm với thiên thạch hay các mảnh rác khác do con người thải ra đang bay lơ lửng trong không gian vũ trụ với vận tốc 17.000 dặm/h.
Nếu xảy ra va chạm thì một vệ tinh có thể vỡ ra thành hàng trăm mảnh nhỏ phát tán trong không gian vũ trụ. Những mảnh rác nhỏ có thể gây ách tắc đường con người bay vào vũ trụ.
Nếu rác vũ trụ ngày càng dày đặc hơn thì càng làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm. Những mảnh rác gần quỹ đạo có thể bị ảnh hưởng trọng lực, rơi xuống Trái Đất gây hiểm họa khôn lường.
“Cách duy nhất giải quyết vấn đề là phải mang những mảnh rác lớn về Trái Đất” - nhà khoa học Donald Kessler đứng đầu “Chương trình Rác quỹ đạo” của NASA, đã nói như vậy. Trong gần 20 năm qua, ông đã thực hiện chương trình dọn rác vũ trụ.
Tuy nhiên, mật độ dày đặc của rác vũ trụ vẫn tăng lên theo thời gian. Có lẽ các vụ va chạm làm mảnh rác vỡ ra nhiều hơn lượng rác được dọn đi.
Theo Trí thức trẻ/Tech Insider