Ăn có vẻ như là việc tự nhiên và không cần phải học. Tuy vậy, khoa học đã chỉ ra rằng, để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, trẻ cần phải được học những kỹ năng này ngay từ những ngày đầu tập ăn.

Sau đây là một vài phương pháp mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con mình:

Lên lịch cho bữa ăn của bé

Để giúp bé cảm thấy đói, hãy lên một thời khóa biểu các bữa ăn cho bé, gồm ba bữa chính và một bữa lỡ (vào buổi chiều), các bữa chính và bữa lỡ phải cách nhau 3-4 tiếng. Mẹ nên sắp xếp thời gian ăn cố định, ngày nào cũng vậy, ăn tại bàn, vào  một giờ nhất định.

Cho bé ngồi ăn cùng gia đình trong một thời gian nhất định.

Khi ăn, mẹ hãy giữ bé ngồi ở ghế ăn hoặc ở bàn cùng gia đình từ 20-30 phút, đủ thời gian cho bé ăn đến khi no. Nếu bé muốn rời khỏi bàn ăn sớm hơn, hãy giải thích rằng bé phải đợi cho đến khi mọi người ăn xong đã. Khi giữ bé ngồi cùng mọi người như vậy, bé sẽ nhìn và học hỏi cách ăn uống từ người lớn, đồng thời bé cũng học được những quy tắc ứng xử xã hội.

Cho bé ăn từng phần nhỏ:
Hãy dọn ra những phần nhỏ, đợi bé ăn hết rồi mới múc thêm tiếp. Làm như vậy sẽ giúp bé ăn ngon miệng, khoái ăn, và không bị quá nhiều thức ăn làm cho ngợp. Phương pháp này cũng giúp cho những bé ăn quá nhiều nhận biết được cảm giác no.

Không nuông chiều trẻ

Trẻ trong giai đoạn học ăn có xu hướng tự xem mình là “vị sếp” trong nhà. Vì vậy, trong bữa ăn nhiều khi trẻ sẽ thử vứt vài món đồ chơi hay thậm chí là không chịu ăn để xem bố mẹ có chú ý đến mình không.

Giải pháp cho những trò nghịch ngợm này đó là hãy thật nghiêm túc khi chỉ ra cho trẻ lỗi sai và dành thời gian để trẻ cảm nhận được rằng mình đã làm sai. Dần dần, trẻ sẽ ngoan hơn và tự giác trong việc ăn uống.

Không dùng đồ ngọt làm phần thưởng

Không dùng thức ăn, đặc biệt là đồ ngọt, để làm phần thưởng cho việc ăn những thức ăn lành mạnh; hoặc để dỗ dành, làm quà; hay để bày tỏ sự yêu mến của bạn dành cho bé. Nếu làm như thế, bé sẽ trở nên gắn bó chặt với những thứ đồ ngọt này và dần dà sẽ nghiện đồ ngọt.

Không khen ngợi hay chỉ trích lượng ăn nhiều ít

Các bậc cha mẹ nên khen ngợi các kỹ năng tự ăn của bé, nhưng cần giữ thái độ trung lập trước lượng thức ăn bé ăn vào. Không nên khen hay chỉ trích về việc bé ăn nhiều hay ít. Đừng khiến việc ăn trở thành một màn trình diễn cho ba mẹ xem.

Tìm hiểu nguyên nhân bé kén ăn

Đôi khi trẻ từ chối một món nào đó chỉ vì mùi vị, màu sắc hay vẻ ngoài của món ăn ấy. Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến bé kén ăn có thể giúp mẹ cải thiện món ăn để giúp trẻ ăn được nhiều món hơn, từ đó đảm bảo bé có đủ chất dinh dưỡng.

Kéo mọi người cùng vào cuộc

Ăn uống phải là một việc của toàn gia đình, và việc ngăn ngừa cũng như khắc phục những trục trặc trong việc nuôi ăn chỉ có thể thành công nếu cả gia đình cùng hành động. Hãy kéo mọi người cùng vào cuộc để giúp bé yêu nhà bạn vượt qua chứng biếng ăn nhé.

{keywords}


{keywords}


Cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm dạy bé yêu học ăn

Để học hỏi thêm những kiến thức dạy con học ăn, mẹ có thể tham khảo sách “Bé Yêu Học Ăn” do giáo sư Irene Chatoor với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho ăn và chăm sóc trẻ nhỏ biên soạn. Sách hiện đang được cung cấp miễn phí tại website: www.biengan.com.vn

{keywords}

Ngoài ra, trong quá trình nuôi ăn con trẻ chắc hẳn các mẹ cũng  có những bí quyết của riêng mình. Các mẹ hãy cùng chia sẻ phương pháp nuôi dạy con cũng như những câu chuyện chiến thắng chứng biếng ăn của con cùng các bà mẹ khác và dành những phần thưởng hấp dẫn từ cuộc thi “Bé ăn ngoan cả nhà vui” do nhãn hàng Pediasure - công ty Abbott Mỹ - tổ chức tại địa chỉ web: http://biengan.com.vn/beanngoancanhavui


 
Thu Hằng