Lý do là có nhiều câu hỏi ra vào phần lịch sử thế giới mà học sinh không ngờ tới, còn các câu hỏi ở phần lịch sử Việt Nam lại ít học và ôn tập.
Tuy nhiên, đề Giáo dục công dân được đánh giá là nhẹ nhàng, còn đề Địa lý tương đối dễ thở.
Clip: Thí sinh Trần Mai Anh, Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, nhận xét về đề thi
Thí sinh “khóc thét” vì đề Sử
Tại điểm thi Trường THPT Marie Curie, Quận 3, TP.HCM, thí sinh Nguyệt Tường, học sinh chuyên Sử trường này cho hay đề thi Sử năm nay khó hơn năm ngoái. “Em học rất nhiều nhưng có những câu không làm được do đề thi phân bổ ở quá nhiều phần và không có phần nào trọng tâm” - Tường nói.
Tường chỉ hy vọng điểm bài thi Khoa học xã hội sẽ được kéo lên bởi hai môn còn lại.
Hai thí sinh An Duy và Thành Vinh, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, cũng cho rằng đề Sử có nhiều câu hỏi không được chú trọng ôn tập nên các em làm bài không tốt. “Chúng em chỉ mong qua điểm liệt để đậu tốt nghiệp”.
Tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), nhiều thí sinh cũng đánh giá đề Lịch sử năm nay quá khó so với mọi năm.
Với đề thi tổ hợp Khoa học xã hội có môn Lịch sử được cho là khó, thí sinh TP.HCM khá đăm chiêu khi rời phòng thi. Ảnh: Tùng Tin |
Thí sinh Trần Mai Anh, Trường CĐ nghệ thuật Hà Nội cho biết, đọc đề Sử xong em… “khóc thét”. “Em nghĩ có lẽ mình chỉ qua điểm liệt thôi. Em khá hoang mang”.
Mai Anh đánh giá tỉ lệ lịch sử thế giới trong đề thi năm nay cao hơn lịch sử Việt Nam rất nhiều. Mặc dù phần kiến thức lịch sử thế giới vẫn nằm trong chương trình nhưng thí sinh không quá chú trọng ôn tập.
Ngoài ra, phần lịch sử Việt Nam đòi hỏi sự vận dụng cao nên dù có học thuộc nhưng không tư duy, suy luận cũng khó để làm tốt.
“Khi làm thử đề năm ngoái em thấy điểm khá cao nhưng đề năm nay em thấy khó”, Mai Anh bày tỏ.
Thí sinh này cũng đánh giá, đề thi Địa lý năm nay “dễ thở” và em hoàn thành tốt.
Còn thí sinh Lê Minh Anh (Trường THPT Văn Hiến) “Đề Sử khó vì có quá nhiều kiến thức được đưa ra, chủ yếu về chiến tranh Pháp và Mỹ, trong đó có nhiều câu hỏi khó và yêu cầu vận dụng cao”.
Thí sinh Đà Nẵng nói về đề thi tổ hợp Khoa học xã hội
Nguyễn Quỳnh Trang, Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, cũng cho rằng đề Sử có nhiều câu dài và các phương án trả lời có sự trùng lặp, gây nhiễu.
“Nhiều câu có đáp án dài “bằng nhau”, vì thế kể cả khoanh liều cũng không được. Môn Địa lý có trên 10 câu Atlas dễ nhìn, dễ kiếm điểm. Em ước chừng điểm Sử chỉ được 5, còn Địa chắc khoảng được 7 điểm”, Trang cho biết.
Trong khi đó, thí sinh Phương Anh, học ban xã hội của Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) là một trong số ít thí sinh nhận định đề Lịch sử như vậy là bình thường, vừa sức. “Em ôn tập cả chương trình nên thấy đề Sử như vậy là bình thường. Đề Địa lý có dễ hơn. Đề Giáo dục công dân tuy có nhiều tình huống nhưng em nghĩ khá ổn”.
Thí sinh hy vọng môn Địa lý và Giáo dục công dân sẽ kéo điểm bài thi tổ hợp sáng nay |
Địa dễ, nhưng sẽ không có “mưa điểm 10”
Về đề thi môn Địa lí, thầy giáo Vũ Hải Nam đánh giá chung rằng ở mức độ cơ bản nhưng vẫn đảm bảo độ phân hóa cao, phù hợp với mục tiêu của kì thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học.
“Sẽ có nhiều điểm 8, 9 nhưng “mưa” điểm 10 không nhiều” – thầy Nam nhận định.
Cụ thể, theo thầy Nam, đề thi năm 2019 không khó như đề thi năm 2018.
Số câu hỏi dễ (nhận biết và thông hiểu) tăng lên, số câu vận dụng cao giảm đi và đồng thời có sự giảm về độ khó của các câu hỏi này so với đề thi 2018. Thay vì những câu hỏi khó và dễ gây tranh cãi, đánh đố như năm 2018, câu hỏi năm nay mang tính vận dụng cao, tập trung vào vốn hiểu biết thực tế và khả năng suy luận của học sinh nhiều hơn.
Học sinh đạt điểm trung bình khá dễ, học sinh khá giỏi có thể đạt điểm 9 trở lên, tuy nhiên để đạt được điểm 10 tuyệt đối môn Địa cần có sự đột phá cao.
Phân tích đề thi môn Địa lý (Nguồn: Tuyensinh247) |
Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, thì nói ngắn gọn “đề thi Lịch sử năm nay tốt”.
Theo thầy Du, đề Lịch sử có 40 câu hỏi nhưng chủ yếu tập trung trong chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc nội dung chương trình lớp 11 chỉ chiếm 1 điểm. Về phân bổ, phần lịch sử thế giới 3 điểm chiếm 30% tổng điểm.
Clip: Thí sinh Nguyễn Quỳnh Trang, Trường CĐ nghệ thuật Hà Nội, nhận xét về đề thi.
“Số lượng câu hỏi mang tính chất thông hiểu nhận biết chiếm đa số đủ cho thí sinh đạt trung bình. Các câu hỏi phân loại có hình thức đa dạng như nhận xét các đánh giá, tìm điểm tương đồng, so sánh các sự kiện lịch sử đòi hỏi thí sinh phải có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp cao...” - thầy Du nhìn nhận.
Theo thầy Du phổ điểm bài thi môn Sử sẽ từ 3-4 điểm do số lượng bài thi dưới điểm trung bình sẽ nhiều, vì đề mang tính khái quát và dàn trải cả chương trình, gây khó cho những thí sinh chọn tổ hợp xã hội là giải pháp tình thế.
Thí sinh không cần đợi kết quả vẫn tự tin đỗ đại học. Clip: Linh Trang
Nhóm phóng viên
Đề thi THPT quốc gia môn lịch sử 2019 chính thức của Bộ GD-ĐT
- Dưới đây là đề thi THPT quốc gia môn lịch sử 2019 chính thức của Bộ GD-ĐT.