- Cô Phùng Thanh Thảo, tổ trưởng tổ Xã hội (Trường THPT Anhxtanh Hà Nội) cho rằng, đây là đề thi dễ và giảm được việc học thuộc lòng của thí sinh.

Theo cô Thảo, đây là đề thi hợp lý cả về kiến thức và kỹ năng, thích hợp để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học. Đề có cấu trúc như đề thi minh họa, nhưng sắp xếp lại rõ ràng mạch lạc hơn. Nhìn chung đây là đề thi dễ và giảm được việc học thuộc lòng của thí sinh.

  {keywords}
Ảnh Lê Anh Dũng

Câu 1: Kiến thức nằm hoàn toàn trong SGK, câu hỏi dễ, không cần phải tư duy để trả lời.

Câu 2: Câu trả lời dựa hoàn toàn vào Atlat, các em chỉ cần thành thạo kĩ năng đọc bản đồ đã có thể trả lời rất dễ dàng và đây là câu “ăn điểm” tuyệt đối cho các em.

Câu 3: Ý a): Đề thi yêu cầu rất rõ ràng: vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột chồng và đường) nên học sinh sẽ đạt điểm tuyệt đối ở câu này nếu các em vẽ đúng, rõ ràng và khoa học.

Ý b): Nhận xét và giải thích tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp dựa vào biểu đồ kết hợp kiến thức đã học trong chương trình Địa lý 12. Với những em có kĩ năng thực hành tốt thì đây là việc đơn giản.

Câu 4: Câu này đòi hỏi các em cần có tư duy, logic, kết hợp cả kiến thức có trong SGK và kiến thức thực tế để trả lời. Đây là câu hỏi hay, đánh giá được năng lực của học sinh.

Ý b) ra về biển đảo. Đây là vấn đề xã hội đang rất quan tâm. Bên cạnh đó bảo vệ biển đảo đã được ra trong đề thi môn văn học nên đây là nội dung không gây bất ngờ cho các em và dễ dàng cho các em “ăn điểm”.

Kiến thức bao quát các nội dung trong chương trình SGK. Đề thi vừa sức với trình độ của HS, nội dung các câu hỏi không khó và nằm hoàn toàn trong chương trình SGK, chỉ cần HS ôn luyện chăm chỉ thì bài làm sẽ đạt trên 70%. Đề thi năm nay tương đối dễ.

Thầy Nguyễn Đăng Lợi (Trường THPT Vĩnh Viễn, Tân Phú, TP.HCM): "Học sinh trung bình có thể đạt trên 5 điểm"

Đề thi môn Địa lý tương tự như cấu trúc trong đề minh họa của Bộ đã ra trước đó. Nội dung đề thi gần như là toàn bộ chương trình sách giáo khoa lớp 12 gồm địa lý tự nhiên Việt Nam, địa lý dân cư, địa lí kinh tế ngành, kinh tế vùng.

Đề ra cũng không quá khó, học sinh trung bình có thể đạt trên điểm 5, với những em khá, giỏi có thể dễ dàng lấy điểm 7, 8, học lực tốt hơn có thể đạt điểm cao hơn.

Về cấu trúc đề, đề thi đảm bảo hai phần: phần về kĩ năng và kiến thức. Trong đó phần kỹ năng là những câu hỏi về cách sử dụng Atlat, vẽ biểu đồ; Phần kiến thức có những câu hỏi có tỷ lệ lớn về nhận biết, ví dụ như về sông ngòi Viêt Nam, về nguồn nhân lực Việt Nam.

Trong số 4 câu hỏi, câu thứ II rất đơn giản, chỉ cần dựa vào Atlat các em có thể làm tốt và lấy trọn vẹn 2 điểm.

Câu số III, yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp nhưng không đánh đố các em vì đề ra đã chỉ rõ cho các em là vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường. Những em không biết thì cũng có thể tham khảo Atlat để vẽ

Ở mức độ cao hơn đó là thông hiểu, bắt đầu từ câu IV với hai ý. Ở vế 1 thí sinh phải hiểu được thế mạnh về đặc điểm tự nhiên để phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta. Hiểu được đặc điểm tự nhiên của vùng để giải thích đựợc sao lại có những nhà máy thủy điện có công suất hàng đầu ở khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ.

Vế thứ 2 cũng tương tự - đây là câu hỏi vận dụng yêu cầu các em nắm được đặc điểm tự nhiên của nước ta để từ đó giải thích, chứng minh được vấn đề. Ngoài ra, các em cũng cần vận dụng sự hiểu biết của các em, quan điểm của các em để liên hệ đến đề bảo vệ đất nước.

Văn Chung - Lê Huyền (ghi)