Trao đổi với VietNamNet, thầy Phan Trắc Thúc Định, giáo viên dạy văn Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) đánh giá, đề thi đợt 2 bám sát theo cấu trúc đề minh họa, thể hiện được tính phân hóa cho các đối tượng học sinh.
Phần Đọc hiểu lấy văn bản trích từ “Món quà cuộc sống” – là những văn bản khá gần gũi với học sinh, tuy nhiên những câu hỏi yêu cầu của phần này đòi hỏi thí sinh phải thực sự có chiều sâu trong nhận thức đánh giá, phải tư duy mạch lạc, sự hiểu biết mới có thể trả lời đầy đủ các ý hỏi được.
Vì vậy, theo thầy Định, phần này tưởng là dễ nhưng chắc học sinh mất khá nhiều thời gian để giải quyết xong 4 câu hỏi, đặc biệt ở 2 câu hỏi cuối thể hiện sự phân hóa rất rõ, yêu cầu học sinh “hiểu như thế nào về nhận định”, “có đồng tình hay không với ý kiến…”.
Phần Làm văn khá hay và hấp dẫn khi các đề bài liên quan đến các chủ đề gần gũi với các vấn đề hiện thực đời sống; tác phẩm văn học được lựa chọn là tác phẩm trọng tâm trong chương trình ôn thi của học sinh.
“Câu hỏi Nghị luận xã hội về “sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống” là câu hỏi rất hay, tạo nhiều “đất diễn” cho học sinh có thể viết bám sát viết, bàn luận mở rộng với vấn đề hiện thực đời sống hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, những câu chuyện, hình ảnh, tấm gương về tinh thần hợp tác, và sự cần thiết của tinh thần ấy luôn luôn được nhắc đến, lan truyền cảm hứng tích cực để toàn dân đồng lòng, đồng sức chống dịch.
Câu hỏi Nghị luận văn học về đoạn trích trong bài thơ “Tây Tiến” có lẽ cũng gây khá nhiều bất ngờ cho học sinh. Đây là 1 văn bản quen thuộc, chắc chắn được học sinh ôn luyện khá kỹ, vì vậy đề thi không thực sự quá khó với học sinh. Tuy nhiên phần khó nhất của câu hỏi rơi vào phần mở rộng liên hệ “nhận xét cảm hứng lãn mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ”. Đây là ý hỏi phân hóa thí sinh. Học sinh cần hiểu được cảm hứng lãng mạn của thơ Quang Dũng là gì, và cảm hứng ấy “thể hiện trong đoạn thơ” của đề thi là gì? Học sinh rất dễ bị nhầm lẫn ý này. Để giải quyết được ý hỏi này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc; năng lực phán đoán nhận định và tư duy sâu vấn đề của học sinh”, thầy Định phân tích.
Tiến sĩ Phạm Hữu Cường – giáo viên tại Hệ thống Giáo dục Hocmai cũng nhận định đề thi bám sát chương trình THPT, nhất là chương trình Ngữ văn 12. Độ dài các câu tương đối hợp lý. Yêu cầu về mức độ kiến thức và kĩ năng trong đề thi khá cơ bản, phù hợp với học sinh có học lực trung bình và khá. Các câu trong đề nhìn chung được sắp xếp từ dễ đến khó, đảm bảo được việc kiểm tra kiến thức và kĩ năng ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Đề thi cũng ít câu hỏi mở, khả năng phân loại thí sinh chưa cao, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Ngữ liệu đọc hiểu tương đối hay và có tính thời sự, đề cập đến mối quan tâm chung của nhân loại.
Trong đề thi các câu hỏi ở phần đọc hiểu khá cơ bản, không khó đối với học sinh có học lực trung bình trở lên. Các em chỉ cần đọc kĩ văn bản, vận dụng các kĩ năng đọc hiểu thông thường là có thể hoàn thành tốt các câu hỏi này, Vì vậy, ở phần đọc hiểu, sẽ khá nhiều thí sinh đạt được từ 2 đến 2,5 điểm, thậm chí đạt điểm tối đa.
Câu nghị luận xã hội không khó và khá quen thuộc, ít có khả năng khơi gợi hứng thú làm bài cho học sinh. Ở câu này, học sinh có học lực trung bình và khá có thể giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề bài, nên việc đạt được 1,5/2 điểm cũng là trong tầm tay.
- Là câu có nhiều “chất văn” hơn cả, câu nghị luận văn học (câu 2, phần II) có thể khơi gợi được ít nhiều hứng thú làm bài của học sinh. Các em chỉ cần bám sát văn bản, vận dụng kĩ năng phân tích và năng lực cảm thụ văn học của mình là có thể hoàn thành được phần lớn yêu cầu của đề. Ở câu này, yêu cầu “nhận xét về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ” giúp phân hóa trình độ thí sinh.
Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu mà học sinh đạt được sẽ vào khoảng 7-8 điểm.
Đề thi môn Ngữ văn đợt 2 như sau:
Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021 |
Ngoài môn ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Theo Bộ GD-ĐT, đề thi, thời gian làm bài thi tương đương như ở đợt 1 để đảm bảo khách quan, công bằng với thí sinh.
Chiều nay, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Đề Toán thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021
Chiều nay 6/8, hơn 11.600 thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 đã hoàn thành bài thi môn Toán với thời gian làm bài 90 phút.
Hơn 11.000 thí sinh bước vào đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Trong 2 ngày 6-7/8, thí sinh làm bài thi các môn Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Ngoại ngữ. Đây là đợt thi chủ yếu dành cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không thi được đợt 1.
'Sóng' của Xuân Quỳnh vào đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT được đánh giá khá hay và logic với chủ đề Sóng nước để đi đến bản ngã cá nhân, khát vọng, lẽ sống, sự cống hiến của con người.
Hướng dẫn làm bài thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021
Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất. VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.