Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân đã có báo cáo tham luận “Về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2021 và một số giải pháp trọng tâm thực hiện năm 2022”.

{keywords}
Theo đề xuất của ông Huỳnh Thành Nhân, TP.HCM bố trí việc làm thấp hơn với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ 

Trong báo cáo, ông Nhân cho biết, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại cần có những giải pháp khắc phục, như: tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính kéo dài, không giải quyết triệt để, thỏa đáng các phản ánh, kiến nghị hợp lý (nhất là các thủ tục hành chính và phản ánh trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, quy hoạch, giao thông và việc làm có yếu tố nước ngoài…).

Sự phối hợp giữa các Sở, ngành với nhau; giữa Sở, ngành với quận, huyện; giữa các Sở, ngành với các đơn vị trực thuộc ngành dọc quản lý... trong giải quyết hồ sơ, giải quyết công việc chưa có cơ chế giám sát, đôn đốc, còn đùn đẩy trách nhiệm; còn hiện tượng sợ trách nhiệm khi giải quyết yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp; có tình trạng hồ sơ giải quyết đúng hạn 100%, nhưng tỷ lệ khảo sát hài lòng của cơ quan độc lập lại cho kết quả chưa tương xứng.

Qua đó, ông Nhân thay mặt Sở Nội vụ đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm, khắc phục những hạn chế nói trên để đạt được mục tiêu cải cách hành chính đề ra.

Cụ thể, người đứng đầu các sở, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Chủ tịch UBND cấp xã phải nêu gương trong chấp hành thực hiện cải cách hành chính (CCHC); phải quan tâm, trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra tiến độ, rà soát các nội dung, nhiệm vụ của đơn vị mình, đặc biệt là các cơ quan là thành viên Ban chỉ đạo CCHC các cấp.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đề xuất điều động và bố trí vị trí làm việc thấp hơn trong trường hợp thực hiện không tốt nhiệm vụ bị cấp trên phê bình, nhắc nhở.

Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong việc giải quyết các công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể. Đồng thời, ban hành quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu của cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc chậm trễ, thiếu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc giải quyết hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp. 

“Nơi nào người đứng đầu quan tâm thì công tác CCHC sẽ phát triển, đi vào nề nếp, sẽ giảm tình trạng trễ hồ sơ, giảm việc người dân phải gửi đơn phản ánh, kiến nghị…”, theo ông Nhân.

Cũng theo ông Nhân, song song đó phải triển khai kịp thời, hiệu quả quy định thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

TP.HCM xử lý nghiêm tội che giấu, không tố cáo hành vi bạo lực trẻ em

TP.HCM xử lý nghiêm tội che giấu, không tố cáo hành vi bạo lực trẻ em

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không khai báo, không tố cáo vụ việc, hành vi bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục đối với trẻ em.

Hồ Văn