Tại Việt Nam, lâu nay vàng vẫn được xem là loại tài sản tích trữ của hầu hết người dân. Do đó, trước sự tăng giá của vàng và tỷ giá thời gian qua cũng như nguy cơ lạm phát đang đe dọa lãi suất tiền đồng, nhiều người đã tìm đến vàng, để bảo toàn đồng vốn.
Trong khi đó, với quy định tại Thông tư 22/2010/TT-NHNN, NHTM không còn được rộng cửa huy động vàng như trước. Dẫn đến, lãi suất tiền gửi bằng vàng dần mất tính hấp dẫn, khiến một lượng vàng lớn tiếp tục nằm lại trong dân. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát hành trái phiếu vàng là cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Trước đây, khi các quy định với hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng cũng như thị trường vàng chưa bị "siết" lại, nhà băng luôn xem huy động vàng là một trong những kênh tiền gửi tiềm năng.
Khi hoạt động kinh doanh của các sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài ở một số ngân hàng còn duy trì, việc huy động vàng luôn được ngân hàng thúc đẩy, bởi các nhà băng có quyền chuyển đổi 30% vốn huy động bằng vàng sang tiền đồng để phát triển tín dụng. Nguồn vốn huy động về bằng vàng cũng được không ít ngân hàng tìm cơ hội "cân đối" trên tài khoản nước ngoài để kiếm lời, sau đó tìm thời điểm giá vàng giảm phù hợp, mua vào trả cho khách hàng.
Thế nhưng, sau Thông tư 22, việc huy động, cho vay bằng vàng cũng như chuyển đổi vốn tiền gửi bằng vàng sang tiền đồng của các ngân hàng bị siết lại. Theo thống kê, lượng vốn huy động bằng vàng của các ngân hàng trong thời gian qua khoảng 91 tấn. Ước tính, đến ngày 30/6/2011, các ngân hàng phải tất toán khối lượng vàng huy động theo Thông tư 22 khoảng 10 tấn.
Sau khi Thông tư 22 ra đời, lãi suất huy động vàng có chiều hướng giảm dần, về mức bình quân 0,2 - 1,5%/năm. Do chỉ được huy động vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá nên các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi vàng. Như vậy, vốn bằng vàng được một số NHTM chuyển từ hình thức huy động trực tiếp sang huy động gián tiếp thông qua phát hành giấy tờ có giá.
Tuy nhiên, theo đại diện một ngân hàng, với các quy định của Thông tư 22, khả năng trong thời gian tới, các khoản tiền gửi bằng vàng không được trả lãi suất, ngược lại, khách hàng còn phải trả phí cho dịch vụ giữ hộ vàng cho các ngân hàng.
Theo một chuyên gia kinh tế, hiện có đến 45% tiền để dành của dân cư Việt Nam dưới dạng vàng, nhất là ở nông thôn, chỉ có 24% là tiền mặt gửi ngân hàng, số còn lại đầu tư vào ngoại tệ, bất động sản...
Đây là một sự lãng phí lớn nguồn lực xã hội. Vì vậy, nhiều chuyên gia đặt vấn đề, Chính phủ nên phát hành trái phiếu để huy động vàng trong dân. Qua đó, vừa thu hút được nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế, vừa có thể bán can thiệp khi thị trường biến động mà không phải mất ngoại tệ để nhập khẩu vàng.
Theo một cán bộ ngành ngân hàng, nếu nắm được lượng vàng huy động của các ngân hàng thì Chính phủ có thể phát hành trái phiếu vàng, thay vì chỉ có trái phiếu tiền đồng và ngoại tệ. Để ổn định thị trường vàng, thời gian qua, NHNN đã cấp thêm quota nhập khẩu, với mục đích là các DN và ngân hàng sẽ bán vàng mạnh hơn để đáp ứng cầu.
Song có một thực tế cần xem xét đó la, khi các DN và ngân hàng chưa nhập khẩu thì đã bán vàng khi giá kim loại này ở thị trường nội địa biến động, sau đó mới nhập bù lại. Mặt khác, việc cấp thêm quota nhập vàng cho DN và ngân hàng có thể tác động đến cung ngoại tệ và tỷ giá.
"Do vậy, việc phát hành trái phiếu vàng là cần thiết hơn việc cấp thêm quota nhập vàng để bình ổn thị trường. Theo đó, trái phiếu vàng phát hành chỉ cần mệnh giá 1 - 2 chỉ hoặc 3 - 4 chỉ, với lãi suất bằng lãi suất các ngân hàng áp dụng đối với tiền gửi bằng vàng bình quân hiện nay 0,5 - 1%/năm", vị cán bộ trên nhận định.
PSG TS. Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP. HCM cũng cho rằng, Chính phủ nên xem xét phát hành trái phiếu chính phủ bằng vàng để huy động vốn vàng trong dân. Theo ông Ngân, năm ngoái, việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng nội tệ đã không thành công, chỉ huy động được 4,2% kế hoạch phát hành 61.700 tỷ đồng. Việc huy động vốn vàng trong dân vừa tạo thanh khoản cho vàng, vừa giúp ngân sách nhà nước có thêm vốn để triển khai các dự án, cũng như tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm lượng ngoại tệ để nhập vàng, các DN có thể mua vàng từ Chính phủ để sản xuất nữ trang.
Vân Linh - ĐTCK
Trong khi đó, với quy định tại Thông tư 22/2010/TT-NHNN, NHTM không còn được rộng cửa huy động vàng như trước. Dẫn đến, lãi suất tiền gửi bằng vàng dần mất tính hấp dẫn, khiến một lượng vàng lớn tiếp tục nằm lại trong dân. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát hành trái phiếu vàng là cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Trước đây, khi các quy định với hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng cũng như thị trường vàng chưa bị "siết" lại, nhà băng luôn xem huy động vàng là một trong những kênh tiền gửi tiềm năng.
Khi hoạt động kinh doanh của các sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài ở một số ngân hàng còn duy trì, việc huy động vàng luôn được ngân hàng thúc đẩy, bởi các nhà băng có quyền chuyển đổi 30% vốn huy động bằng vàng sang tiền đồng để phát triển tín dụng. Nguồn vốn huy động về bằng vàng cũng được không ít ngân hàng tìm cơ hội "cân đối" trên tài khoản nước ngoài để kiếm lời, sau đó tìm thời điểm giá vàng giảm phù hợp, mua vào trả cho khách hàng.
Thế nhưng, sau Thông tư 22, việc huy động, cho vay bằng vàng cũng như chuyển đổi vốn tiền gửi bằng vàng sang tiền đồng của các ngân hàng bị siết lại. Theo thống kê, lượng vốn huy động bằng vàng của các ngân hàng trong thời gian qua khoảng 91 tấn. Ước tính, đến ngày 30/6/2011, các ngân hàng phải tất toán khối lượng vàng huy động theo Thông tư 22 khoảng 10 tấn.
Sau khi Thông tư 22 ra đời, lãi suất huy động vàng có chiều hướng giảm dần, về mức bình quân 0,2 - 1,5%/năm. Do chỉ được huy động vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá nên các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi vàng. Như vậy, vốn bằng vàng được một số NHTM chuyển từ hình thức huy động trực tiếp sang huy động gián tiếp thông qua phát hành giấy tờ có giá.
Tuy nhiên, theo đại diện một ngân hàng, với các quy định của Thông tư 22, khả năng trong thời gian tới, các khoản tiền gửi bằng vàng không được trả lãi suất, ngược lại, khách hàng còn phải trả phí cho dịch vụ giữ hộ vàng cho các ngân hàng.
Theo một chuyên gia kinh tế, hiện có đến 45% tiền để dành của dân cư Việt Nam dưới dạng vàng, nhất là ở nông thôn, chỉ có 24% là tiền mặt gửi ngân hàng, số còn lại đầu tư vào ngoại tệ, bất động sản...
Đây là một sự lãng phí lớn nguồn lực xã hội. Vì vậy, nhiều chuyên gia đặt vấn đề, Chính phủ nên phát hành trái phiếu để huy động vàng trong dân. Qua đó, vừa thu hút được nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế, vừa có thể bán can thiệp khi thị trường biến động mà không phải mất ngoại tệ để nhập khẩu vàng.
Theo một cán bộ ngành ngân hàng, nếu nắm được lượng vàng huy động của các ngân hàng thì Chính phủ có thể phát hành trái phiếu vàng, thay vì chỉ có trái phiếu tiền đồng và ngoại tệ. Để ổn định thị trường vàng, thời gian qua, NHNN đã cấp thêm quota nhập khẩu, với mục đích là các DN và ngân hàng sẽ bán vàng mạnh hơn để đáp ứng cầu.
Song có một thực tế cần xem xét đó la, khi các DN và ngân hàng chưa nhập khẩu thì đã bán vàng khi giá kim loại này ở thị trường nội địa biến động, sau đó mới nhập bù lại. Mặt khác, việc cấp thêm quota nhập vàng cho DN và ngân hàng có thể tác động đến cung ngoại tệ và tỷ giá.
"Do vậy, việc phát hành trái phiếu vàng là cần thiết hơn việc cấp thêm quota nhập vàng để bình ổn thị trường. Theo đó, trái phiếu vàng phát hành chỉ cần mệnh giá 1 - 2 chỉ hoặc 3 - 4 chỉ, với lãi suất bằng lãi suất các ngân hàng áp dụng đối với tiền gửi bằng vàng bình quân hiện nay 0,5 - 1%/năm", vị cán bộ trên nhận định.
PSG TS. Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP. HCM cũng cho rằng, Chính phủ nên xem xét phát hành trái phiếu chính phủ bằng vàng để huy động vốn vàng trong dân. Theo ông Ngân, năm ngoái, việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng nội tệ đã không thành công, chỉ huy động được 4,2% kế hoạch phát hành 61.700 tỷ đồng. Việc huy động vốn vàng trong dân vừa tạo thanh khoản cho vàng, vừa giúp ngân sách nhà nước có thêm vốn để triển khai các dự án, cũng như tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm lượng ngoại tệ để nhập vàng, các DN có thể mua vàng từ Chính phủ để sản xuất nữ trang.
Vân Linh - ĐTCK