Đây là một trong những nội dung tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 140 của Chính phủ về lệ phí trước bạ Bộ Tài chính đang lấy ý kiến. 

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu của của ô tô điện chạy pin (BEV) sẽ bằng 50% mức thu thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.

{keywords}
Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ lần đầu cho xe điện chạy pin.

Hiện các dòng xe ô tô chạy xăng từ 9 chỗ ngồi trở xuống có mức thu thu lệ phí trước bạ lần đầu từ 10 - 12% tùy theo địa phương. Như vậy, mức thu thu lệ phí trước bạ lần đầu của xe điện chạy pin sẽ giảm một nửa, ở mức từ 5% - 7,5%.

Từ lần thứ 2 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ của BEV sẽ tính bằng mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi là 2%. Bộ Tài chính đề xuất, việc giảm lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe điện chạy pin sẽ kéo dài 5 năm kể từ khi Nghị định có hiệu lực thi hành.

Giảm phí trước bạ sẽ là chính sách giúp khuyến khích sản xuất và kích thích người tiêu dùng sử dụng BEV, góp phần giảm lượng khí thải phát tán ra môi trường của phương tiện giao thông, bảo vệ môi trường sinh thái và căn cứ vào ưu điểm vượt trội của xe BEV trong số các dòng xe điện hóa.

Xe điện chạy bằng pin chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ tại Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe điện hoá được đăng ký ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, mới chỉ luỹ kế được hơn 1.000 chiếc tính tới hết năm 2020. Trong đó, xe BEV chiếm khoảng 1%, còn lại là các dòng xe HEV và PHEV (xe chạy xăng kết hợp với năng lượng điện).

Trở ngại lớn nhất với Việt Nam hiện nay là cơ sở hạ tầng trạm sạc còn thiếu, nguồn năng lượng cung cấp điện chủ yếu sử dụng từ nguồn nhiên liệu có độ phát thải CO2 cao, chiếm gần một nửa tổng sản lượng điện huy động, trong khi nguồn điện tạo ra từ năng lượng tái tạo còn chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 4,3% và đây lại được coi là nguồn điện không ổn định.

Trong khi đó, ở Việt Nam mới có VinFast đầu tư sản xuất xe điện, hãng đã ra mắt mẫu xe điện chạy bằng pin đầu tiên. Nhà máy sản xuất có công suất 250.000 xe/năm và thương hiệu này đang tập trung vào dòng xe điện chạy pin từ 9 chỗ ngồi trở xuống và xe buýt điện trên 24 chỗ.

Trước đó, hồi tháng 5, Vingroup có đề xuất thí điểm ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ trong 5 năm với ô tô điện. Năm 2019, lãnh đạo Vingroup cũng từng đề xuất Chính phủ có thêm những ưu đãi cho xe điện.

Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sớm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, chính sách đồng bộ để khuyến khích sản xuất, sử dụng ô tô điện.

Quan điểm của Phó Thủ tướng là cần có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để hỗ trợ phát triển sản xuất ô tô điện tại Việt Nam theo định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Phúc Vinh

 

Chính sách giúp định hình thị trường xe điện

Chính sách giúp định hình thị trường xe điện

Xe xanh đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, nhưng khi chi phí cho xe điện còn cao hơn xe động cơ đốt trong, các nhà sản xuất vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, chính sách của các chính phủ đang được xem như "liều thuốc".