Người Lào gọi Tết té nước là Bunpimay (hay Pi
Mai, Pee Mai, Koud Song Kane, Bunhot Nậm), người Thái Lan gọi là Songkran (theo
tiếng Phạn có nghĩa là “Lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng
Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”), người Campuchia thì gọi là Chol Chnam
Thmey (hay Tết núi cát) và người Myanma gọi là Thingyan.
Tháng 4 hàng năm, lễ Bunpimay lại tưng bừng trên khắp đất nước Triệu Voi. Tết
Bunpimay diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ,
người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa.
|
Lễ tắm Phật được tiến hành đầu tiên và do 7 cô gái trẻ (các nàng Xẳng Khản - nàng Chúa Xuân) tưới nước thơm vào 1 chiếc thuyền để nước chảy vào tượng Phật (Ảnh:Lekimahung - phuot.com) |
Bun Pi May có tiến hành nghi lễ rước nàng Xẳng Khản - nàng Chúa Xuân. Ðặc trưng lớn nhất và cũng là dấu ấn cổ xưa nhất của Bun Pi Mày thể hiện ở tập tục té nước, tiếng Lào gọi là "hốt nậm" (Ảnh:Lekimahung - phuot.com) |
Tháng 4 hàng năm, lễ Bunpimay lại tưng bừng trên khắp đất nước Triệu Voi (Ảnh:tiny - phuot.com) |
|
Ngày Tết không thể thiếu hoa 2 loài hoa phổ biến đó là hoa Chăm pa và hoa Muồng vàng. Hoa Chăm pa thì được kết vòng đeo cổ hoặc cài lên tóc, còn hoa muồng vàng được treo khắp nơi, thậm chí trên cửa kính ôtô, xe máy hay cả xe lam để mong gặp may mắn trong năm mới (Ảnh:Lekimahung - phuot.com) |
|
Sau khi kết thức buổi lễ, thì hội té nước chính thức bắt đầu. Từ trẻ em đến người lớn tụ tập thành từng nhóm để té nước người qua đường (Ảnh: nkh287-phuot.com) |
VietNamNet xin giới thiệu lịch trình dành cho những ai muốn sang đất nước Triệu Voi khám phá lễ hội Bunpimay:
Ngày đầu tiên: Di chuyển từ Hà Nội theo đường Hồ Chí Minh, nhập cảnh sang Lào qua cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh.
Ngày thứ 2:
7h: Làm thủ tục xuất nhập cảnh. Ăn sáng tại cửa khẩu.
13h: Ăn trưa tại thị trấn Paksan.
16h: Đến nhà nghỉ ở thủ đô Viên Chăn.
Tối: Ăn tối tại nhà hàng Đức Tùng, phố Naxay.
Đi bộ thăm quan Thạt Luổng, tượng đài chiến thắng Patuxay.
Ngày thứ 3:
7h: Ăn sáng.
8h30: Xe đưa đi thăm quan Vườn Phật (gần cầu Hữu Nghị Lào – Thái), nơi lưu giữ hàng trăm bức tượng đúc theo đạo Phật và đạo Hindu.
11h: Xuất cảnh sang Thái, tỉnh Nong Khai.
Ăn trưa tại siêu thị Big Chang. Lên xe đi thủ phủ Udon Thani.
15h: Thăm chợ Ban Na Kha, trung tâm của vải lụa, cotton và đặc biệt là lụa “Khit”, loại vải lụa truyền thống cổ truyền chỉ duy nhất có ở vùng Đông Bắc Thái.
17h: Nhận phòng khách sạn.
19h: Ăn tối.
Dạo chơi, cùng dự lễ hội Song Kran té nước trên đường phố.
Ngày thứ 4:
Sáng: Thăm quan những biểu tượng của Udon Thani như: The City Pillar, đài tưởng niệm Krom Luang, chùa Phothisomphon…
12h: Ăn trưa, trả phòng khách sạn.
14h: Shopping tại siêu thị, chợ lớn Udon Thani.
18h: Nhập cảnh về Lào.
Xe đón tại cửa khẩu trở về ăn tối tại nhà hàng Đức Tùng.
Dạo phố bờ sông Mê Kong, thưởng thức không khí lễ hội đang ùa đến thành phố.
Vào sàn nhảy Sen Chăm Pa. Sàn nhảy lớn nhất Viên Chăn.
Ngày thứ 5:
8h: Lên xe đi lễ chùa cầu may ngày đầu năm mới (theo lễ tết Lào) tại chùa Mẹ “Si Muang”, chùa cổ Si Saket.
Ăn trưa tại chợ Sáng. Dạo chợ mua sắm.
Thưởng thức văn hóa ngày đầu năm của Lào với lễ hội té nước cầu may, đám rước, nhảy múa trên đường phố.
16h: Về khách sạn dự lễ té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay.
19h: Ăn tối và khởi hành về Hà Nội.
Ngày thứ 6:
7h: Ăn sáng tại cửa khẩu. Làm thủ tục xuất nhập cảnh tại biên giới Lào-Việt.
13h: Ăn trưa tại Thanh Hóa.
19h30: Về đến Hà Nội.
- Hải Bình (tổng hợp)