- Cứ dịp cận Tết, chợ đồ cổ, đồ cũ, đồ giả cổ lại họp phiên duy nhất trong năm tại ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hà Nội). Chợ chỉ họp chục ngày từ 20 đến trưa 30 tháng Chạp, đồ được bày luôn ở giữa lòng đường.
Nằm trong khu vực chợ hoa truyền thống, khu vực bán đồ cổ, đồ cũ không chỉ thu hút người đến mua bán mà còn trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của những người chơi đồ cổ đất Hà Thành và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương...
Đồ cổ có niên đại hàng trăm năm khá hiếm ở khu chợ này, chủ yếu là đồ cũ có niên đại vài chục năm và đồ giả cổ. Giá cả từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng cho mỗi món đồ.
|
Chợ đồ cổ, đồ cũ họp mỗi năm một phiên vào những ngày cận Tết Nguyên đán ở khu vực chợ hoa truyền thống phố Hàng Lược, Hàng Mã (Hà Nội).
|
|
Đồ được bày bán ở giữa lòng đường nhưng thu hút khá đông người mua bán.
|
|
Phải là dân chơi đồ cổ kinh nghiệm mới có thể phân biệt được đâu là đồ cổ thật.
|
|
Chủ yếu là đồ giả cổ nhưng được chế tác khá tinh xảo. |
|
Người đàn ông này đang phân vân trước khi mua một chiếc tẩu có vẻ là đồ cổ.
|
|
Tiền cổ được bày bán khá nhiều.
|
|
Điếu hút thuốc lào bằng sứ nạm đồng hoa văn khá cầu kỳ được nhiều người quan tâm.
|
|
Những chiếc đèn dầu được người bán khẳng định là đèn dầu được dùng ở nhiều gia đình Việt Nam trong những thập niên 70 của thế kỷ trước.
|
|
Còn đây là những chiếc đèn thắp dầu hỏa giả cổ.
|
|
Những chiếc bếp giả cổ.
|
|
Đồ giả cổ ngày nay được chế tác rất tinh xảo nên phải là người am hiểu lắm mới có thể phân biệt thật, giả.
|
|
Đèn dầu giả cổ với giá chỉ 400 ngàn/ cặp được khá nhiều người quan tâm.
|
|
Những chiếc bình sứ được cho là đồ cổ nhưng bày bán sơ sài giữa lòng đường.
|
|
Đồ cổ, giả cổ có đủ loại từ những bình hoa, tượng Phúc, Lộc, Thọ, đĩa, bình phong... bằng sứ, thủy tinh, đồng đều được chế tác khá tinh xảo.
|
|
Chỉ chưa đến chục chủ hàng, chợ nằm khiêm tốn giữa ngã năm thuộc khu chợ hoa truyền thống, chỉ họp mỗi năm một phiên từ 20-30 tháng Chạp hàng năm. |
Lê Anh Dũng