Hai năm trước đây, Candy Chung chỉ biết
máy bay có 2 cánh, các động cơ và là
phương tiện chở cô đi từ châu Á sang châu Âu. Hiện giờ, Chung mở một
công ty nhỏ
chuyên giúp các triệu phú mới ở châu Á mua máy bay riêng.
Lơi nhuận của Chung trên mỗi chiếc máy
bay bán được vào khoảng 300.000 tới 1
triệu USD. "Lúc kiếm được nhiều, lúc kiếm được ít", Chung nói.
Với sự bùng nổ của cải ở Trung Quốc thì
doanh thu từ việc bán máy bay cá nhân
cũng tăng vọt. Theo Chung, Trung Quốc, quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về số
lượng
triệu phú - 1.363 người có tài sản trị giá 150 triệu USD và 189 tỷ phủ
theo
Hurun List, cơ hội để tìm kiếm khách hàng là rất dồi dào.
Tại những thị trường phát triển,
các khách hàng thường mua máy bay cũ (máy bay đã qua một đời chủ), song ở
phần
còn lại này của thế giới lại khác hẳn. "Ở Trung Quốc, ai cũng muốn một
chiếc máy
bay mới", Chung cho hay.
Với những công ty chuyên buôn bán máy bay
cá
nhân, việc làm ăn với những cư dân đại lục giàu có rất phát đạt. "5 năm
trước
đây ở Hong Kong có chưa đầy 10 chiếc máy bay cá nhân, hiện nay, con số
này là
40", Bjorn Naf, giám đốc điều hành Metrojet ở Hong Kong nói. "Cách đây 4
năm,
Metrojet có 4 máy bay, hiện thời chúng tôi có 26 chiếc".
Bán máy bay là công việc ngẫu nhiên với
Chung.
Một người bạn trên trang mạng xã hội Small World nói với Chung rằng có
một chiếc
máy bay đang được rao bán. Chung quan tâm và để ý tới thương vụ này. Dù
không
hoàn tất được hợp đồng nhưng Chung tìm được cơ hội để phát triển công
việc kinh
doanh mới.
Vào thời điểm đó, Chung chuyên cung cấp
rượu vang
xịn cho các đại gia Trung Quốc và cô đã có sẵn trong tay một mạng lưới
khách
hàng tiềm năng. Trước khủng hoảng tài chính, nữ doanh nhân 30 tuổi này
đã thành
công trong việc môi giới các công ty Trung Quốc tới thị trường chứng
khoán.
Tại Trung Quốc, một quốc gia tương đối bí
mật,
các nhân vật trong giới kinh doanh thượng lưu thường rụt rè. Tuy nhiên,
Chung đã
được dạy cách tiến vào một thị trường khép kín.
Cha của Chung là Zhong Qiong, nhà tư bản
công
nghiệp thế hệ đầu tiên bắt đầu khởi nghiệp ở Trung Quốc ngay sau khi
nước này mở
cửa với phương tây vào những năm 1980. Không có con trai thừa tự, ông
Zhong
Qiong đã đào tạo Chung, con gái lớn trong số 3 người con gái, trở thành
một
doanh nhân giống ông. "Ngay từ hồi 7 tuổi, cha thường đưa tôi tới các
cuộc họp".
Của cải của Chung tăng lên cùng với những
mối
quan hệ xã hội của gia đình và nó cho phép cô tiến vào vòng tròn vốn
khép kín.
"Một nửa số khách hàng của tôi là trong ngành bất động sản".
Nhà giàu mới nổi có tham vọng bay cao ở
Trung
Quốc luôn khắp phải vấn đề: Chờ đợi. Các đơn đặt hàng thường mất tới 3
năm thực
hiện, Chung nói. Với những khách hàng không đủ kiên nhẫn, họ sẵn sàng bỏ
thêm
tiền để khỏi chờ đợi. "Để nhảy cách, khách hàng sẽ mất 1-2 triệu USD.
Với số
tiền này, bạn có thể mua máy bay vào ngay tháng sau".
Lấy được máy bay chỉ là một phần của vấn
đề. Một
khi nhận được máy bay, một loạt khó khăn bất tiện đã chờ sẵn chủ các máy
bay cá
nhân. "Trung Quốc không quá cởi mở với ngành hàng không", Chung nói.
Điều này có
nghĩa là nạn quan liêu vẫn tồn tại trong ngành hàng không ở Trung Quốc
và đó là
một bất lợi lớn: Máy bay không thể sử dụng sau một thông báo ngắn.
"Tại Mỹ, nếu bạn có máy bay, bạn chỉ cần
gọi phi
công và bay. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, sẽ mất 1-2 ngày. Giấy phép hạ cánh
và các
thủ tục khác đòi hỏi nhiều thời gian để xử lý. Vì lý do này, việc chủ
các máy
bay cá nhân dùng máy bay thương mại vẫn là điều thường thấy. Ngành hàng
không
Trung Quốc vẫn ở sau Mỹ khoảng 30-40 năm".
- Hoài Linh (Theo CNN)