Nhiều phụ nữ thề rằng họ có điểm G, nhưng một tổng hợp mới đây về 60 năm nghiên cứu “chuyện ấy” cho thấy, khoa học vẫn chưa thực sự tìm thấy điểm G huyền thoại này.
Điểm G chỉ là truyền thuyết hay thực sự tồn tại? |
“Không nghi ngờ gì nữa, điểm G không tồn tại”, Tiến sĩ Amichai Kilchevsky của Bệnh viện Yale-New Haven tuyên bố trên Tạp chí Sexual Medicine. Ông cũng chính là tác giả chính của nghiên cứu.
“Dù kết luận này không chắc chắn đến 1000 %, có nghĩa là một ngày nào đó, có thể khoa học sẽ vẫn tìm thấy thứ gì đó mà chúng tôi đã bỏ sót, nhưng hẳn là họ sẽ phải cần tới những công nghệ rất mới”, Tiến sĩ Kilchevsky bày tỏ.
Cuộc chinh phục 60 năm
Điểm G được đặt tên để vinh danh Bác sĩ quá cố Ernst Grafenberg, người đã mô tả về một khu vực đặc biệt nhạy cảm, chỉ rộng chừng 1-2 cm ở thành âm đạo. Sự mô tả của Grafenberg đã kéo y học phương Tây vào một cuộc chạy đua tìm kiếm dài hơn nửa thế kỷ để xác định và tìm hiểu thêm về điểm G.
Nhưng theo LiveScience, Grafenberg không phải là người đầu tiên viết về một vùng nhạy cảm như vậy. Sách Kamasasta và Javamangala của người Ấn Độ cổ đại thế kỷ 11 đã từng mô tả về khu vực đó.
Những khảo sát gần đây cho thấy, đa số phụ nữ tin rằng điểm G thực sự tồn tại, dù nhiều người thừa nhận họ không thể định vị được nó. Ngay cả những nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng vật lý về sự tồn tại của điểm G cũng không thành công, Việc làm sinh thiết các mô lấy từ thành âm đạo cho thấy đúng là khu vực này có nhiều đầu dây thần kinh hơn so với các khu vực còn lại của thành âm đạo, nhưng độ nhạy cảm của cơ thể người thực ra không chịu sự quyết định của mỗi số lượng đầu dây thần kinh.
Năm 2008, khoa học từng sử dụng hình ảnh siêu âm để khám phá thành âm đạo ở những phụ nữ có cực khoái âm đạo và nhận thấy ở khu vưc được cho là điểm G có lớp mô dày hơn. Ngược lại, những phụ nữ cho biết chưa bao giờ trải nghiệm cực khoái âm đạo sẽ có lớp mô mỏng hơn.
“Chúng tôi hy vọng kết luận của mình sẽ động viên tinh thần của những phụ nữ không thể tìm thấy điểm G. Không phải là cơ thể họ có gì trục trặc, mà đơn giản là điểm G không hề tồn tại”.
Y Lam