Hải quân Mỹ đang chi ra 37 tỉ USD cho một hạm đội các chiến hạm ven bờ công nghệ cao. Nhưng một báo cáo mới đây cho biết các tàu này lại khó tránh khỏi tổn thất trước các cuộc tấn công mạng tinh vi.

TIN BÀI LIÊN QUAN


{keywords}
Chiến hạm USS Freedom của Mỹ chạy thử trên biển. Trên chiến hạm có sân bay cho máy bay lên thẳng.

Một quan chức Hải quân Mỹ nói với hãng Reuters tuần này rằng mặc dù USS Freedom - một trong các chiến hạm ven biển (LCS) tối tân nhất của Mỹ đã được triển khai ở Singapore 8 tháng, mạng lưới máy tính của chiến hạm này cho thấy vẫn có thể bị thâm nhập trong vòng thử nghiệm gần đây.

Vị quan chức giấu tên cho hay một nhóm chuyên gia đóng giả làm tin tặc đã tiến hành các thử nghiệm đột nhập vào hệ thống của USS Freedom. Họ đã phát hiện ra các lỗ hổng trong các mạng lưới của chiến hạm khi mô phỏng một cuộc tấn công.

"Chúng tôi đã làm các kiểm tra này trên khắp hạm đội để tìm kiếm các điểm yếu riêng lẻ cũng như trên quy mô toàn hạm đội" - vị quan chức này nói.

{keywords}
USS có hệ thống máy tính tinh vi nhưng bị cho là có nhiều lỗ hổng

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jennifer Elzea xác nhận việc người đứng đầu cơ quan thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc đã chỉ ra 'các điểm yếu về bảo mật' trong hạm đội trong một đánh giá mới đây của Hải quân, nhưng bà cũng nói thêm là chi tiết của bản báo cáo này là thông tin mật.

Trên kênh Bloomberg News, bà Elzea nói rằng giám đốc thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc 'khuyến cáo rằng các điểm yếu này phải được sửa chữa ngay lập tức'.

Còn người phát ngôn của đơn vị lắp ráp chiến hạm này là Lookheed Martin cho biết nhà thầu quốc phòng này vẫn đang làm việc với Lầu Năm Góc để đảm bảo rằng các điểm yếu về bảo mật sẽ không gây ra vấn đề gì trong thời gian triển khai chiến hạm.

{keywords}
USS Freedom tác chiến ở vùng nước nông, gần bờ

Tàu USS Freedom đang được triển khai ở Đông Nam Á hồi đầu tháng Ba vừa qua, và sẽ có mặt ở đây trong hầu hết năm 2013.

Điểm then chốt của con tàu này là 'Môi trường máy tính tổng thể của tàu'. Đây là một mạng lưới máy tính và cảm biến kết nối hệ thống liên lạc bên ngoài với các hệ thống điều khiển vũ khí, theo dõi, các bộ phận kỹ thuật và hình ảnh cũng như hạ tầng chỉ huy, kiểm soát và thông tin tình báo của tàu.

Tuy nhiên, với báo cáo mật về 'điểm yếu' này hiện vẫn chưa rõ con tàu sẽ bị 'hạ gục' hay không và bằng cách nào.

Mặc dù Lầu Năm Góc nói rằng chương trình LCS là một trong những thứ vũ khí 'đáng đồng tiền' nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, lịch sử ngắn gọn của chiến hạm này vẫn có đầy bất trắc.

Tháng Năm năm ngoái, một báo cáo thẩm tra của Hải quân Mỹ phát hiện ra con tàu không thể vượt qua 14 trong tổng số 28 kỳ sát hạch, bao gồm cả đánh giá về hệ thống hỏa lực chiến đấu, hệ thống liên lạc, điện tử và động cơ đẩy.

 {keywords}
Hỏa lực trên USS Freedom cũng bị cho là 'có vấn đề'

Hồi tháng Giêng năm nay, giám đốc thử nghiệm và đánh giá tác chiến J. Michael Gilmore của Lầu Năm Góc nói rằng con tàu đang chịu một số phận bi đát, và cho rằng USS Freedom sẽ 'không thể sống sót' khi tham gia chiến đấu.

Phó Đô đốc Tom Copeman cho biết chuyến đi tới Singapore lần này của tàu USS Freedom có thể sẽ để lộ ra nhiều vấn đề mà trong quá trình thử nghiệm chưa phát sinh.

{keywords}
Chiến hạm này sẽ có mặt tại Singapore hầu hết năm nay

Theo thông cáo báo chí của Hải quân, 'các bài học rút ra từ quá trình hậu cần và hỗ trợ bảo trì trong suốt thời gian trung chuyển và chuyến thăm tới cảng sẽ hình thành nên các đợt triển khai luân phiên cũng như toàn bộ chương trình của LCS'.

Các tàu mới nhất của chương trình LCS được thiết kế đặc biệt để tác chiến tại vùng nước nông. Hải quân Mỹ đã thông báo kế hoạch mua thêm 50 chiếc tàu trong những năm tới.

Trong khi Lầu Năm Góc đang chờ đợi các đợt giao hàng tới, hãng tin Bloomberg cho hay việc lắp ráp các tàu này lên tới 440 triệu USD mỗi chiếc.

Lê Thu (theo RT/Reuters/Asia One)