Theo báo Nikkei, tuyên bố của Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đưa ra tuần tới có thể kêu gọi áp dụng biện pháp ngoại giao phòng ngừa để ngăn chặn leo thang các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Ảnh: TTXVN
Trung Quốc đã phản đối việc đưa các tranh cãi hàng hải ra diễn đàn, trong khi một số nước thành viên ASEAN có liên quan tới tranh chấp Biển Đông lại muốn giải quyết vấn đề trên cơ sở hợp tác đa phương.
Tuyên bố của chủ tịch ARF dự kiến sẽ đưa ra ngày 23/7 có vẻ sẽ nhấn mạnh, ARF nên đóng một vai trò quan trọng trong ổn định khu vực, trong một nỗ lực nhằm mở rộng vai trò của diễn đàn. Tuyên bố cũng có thể kêu gọi sự tập trung vào ngoại giao phòng ngừa, góp phần giúp các quốc gia cân nhắc những bước đi để tránh tranh chấp.
Liên quan tới vấn đề tranh chấp, tuyên bố có thể đề cập cụ thể tới Trung Quốc khi nói rằng, một môi trường hòa bình, hữu nghị và hòa hợp là điều cần thiết giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuyên bố cũng sẽ kêu gọi việc theo đuổi hòa bình và ổn định khu vực, phát triển kinh tế và thịnh vượng.
Về việc tổ chức sự kiện được coi là cuộc họp an ninh lớn nhất khu vực tại Bali, Indonesia, quan chức Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết ước tính sẽ có hơn 1.000 đại biểu từ 27 quốc gia tham gia hội nghị.
ARF nhằm mục tiêu công khai đề cập tới các vấn đề an ninh hiện nay của khu vực, những biện pháp thúc đẩy, phát triển hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.
ARF ngoài 10 nước ASEAN còn có 10 đối tác đối thoại của ASEAN (Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ), một thành viên quan sát (Papua New Guinea), cũng như Bangladesh, Đông Timor, Mông Cổ, Triều Tiên, Pakistan và Sri Lanka.
Trước đó, ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN cho hay, ASEAN sẽ bàn tới diễn biến căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á - khi nhóm này cùng thảo luận với lãnh đạo các nước khác về những vấn đề an ninh khu vực.
Ông Pitsuwan nói với báo chí rằng, ASEAN không can thiệp và tranh chấp giữa Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc nhưng "sẽ cung cấp diễn đàn, nơi các vấn đề về Biển Đông có thể được thảo luận cởi mở và thẳng thắn".
Chung Hoàng (từ
Bali)
Tại AMM44, Bộ trưởng Ngoại giao các
nước thành viên sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế,
trong đó
có việc thành lập Viện nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN và việc
thực thi
Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DOC), cùng nhiều
vấn đề
chung khác của khối.
Tại các hội nghị bộ trưởng mở rộng, Bộ trưởng Ngoại
giao các nước ASEAN sẽ trao đổi với những người đồng cấp đến từ các đối
tác đối
thoại là Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật
Bản, Hàn
Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ theo hình thức ASEAN+1.
Cũng sẽ có các cuộc
gặp cấp bộ trưởng giữa ASEAN và các đối tác như giữa các nước tiểu vùng
sông
Mekong và Nhật Bản, các nước hạ lưu sông Mekong với Mỹ và nhiều cuộc gặp
hai bên
và ba bên khác.
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18, diễn ra ngày 23/7, bao
gồm nhiều chủ đề trải rộng trên nhiều lĩnh vực an ninh, song chắc chắn
các tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa một số quốc gia thành viên ASEAN và
Trung
Quốc vẫn là điểm nóng thu hút nhiều sự chú ý nhất.
Phó Thủ tướng,
Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự tham
dự AMM44
và ARF18.
Thái An (theo jakartapost,
Nikkei)